Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
please help me with this proverb.thanksss a lot
Results 1 to 9 of 9

Thread: please help me with this proverb.thanksss a lot

  1. #1
    Junior Member
    Join Date
    Oct 2009
    Posts
    1

    Default please help me with this proverb.thanksss a lot

    ATTENTION! May i have your attention for a few moments please? can you show me how to translate this vietnamese proverb into english ""khéo tay hay nghề, đất lề kẻ chợ" and Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"? thanks a lọt

  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    handy and professional skill, sidewalk but in market then expense, the best cook is just from the market

    perfumeless though named nhai flower
    not dressing fine but that is an urban citizen

  3. #3
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default Khéo tay nghề, đất lề kẻ chợ

    KHÉO TAY NGHỀ, ĐẤT LỀ KẺ CHỢ

    --------------------------------------------------------------------------------

    Người Hà Nội đang tìm về điểm xuất phát của mình ở chính cái tên "Hà Nội ba mươi sáu phố phường". Buôn có bạn, bán có phường. Ba mươi sáu phố phường xưa chính là nơi tụ hội của người Kẻ Chợ có cùng một nghề nghiệp, một năng khiếu làm ăn. Vào thế kỷ 17 - 18, các phường nghề phát triển khá nhanh, nhất là các nghề thủ công mỹ nghệ. Triều đình Lê - Trịnh muốn tu bổ hoàng thành đã tuyển mộ những người thợ tài hoa khắp đất nước về Thăng Long, họ ở lại sinh sống và hành nghề trên các phường phố: thợ kim hoàn phố Hàng Bạc, thợ Khảm phố Hàng Khay, thợ thêu phố Hàng Trống... Cùng với những phường thợ là sự ra đời của các sản phẩm, có những phố bán riêng từng thứ: Hàng Ðào bán tơ lụa. Bát Sứ bán đồ sành sứ... làm cho Hà Nội sáng rực trăm màu: phố Hàng Ðồng lấp lánh ánh vàng, phố Hàng Tranh màu sắc vui tươi sặc sỡ...

    Bàn tay vàng của người Kẻ Chợ được khẳng định bằng câu ngạn ngữ:

    Ngát thơm hoa sói, hoa nhài
    Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ

    Một số nghề có tên tuổi nổi tiếng tồn tại đến ngày nay. Nghề gốm Bát Tràng có từ thời Lý. Nghề làm giấy đỏ vùng Bưởi xưa là sản phẩm riêng của đất kinh kỳ cung cấp giấy cho cả nước, nay vẫn là đặc sản có tính nghệ thuật của Hà Nội dùng để in tranh tết, in truyện Kiều. Hàng dệt tơ tằm vùng Bưởi (Trích Sài, Bái Ân, Yên Thái, Nghĩa Ðô) nổi tiếng ngay từ buổi đầu xây dựng Thăng Long.

    Thế kỷ 17 định hình những trung tâm dệt lớn: Nghi Tàm, Thuỵ Chương, Làng Bùng, Vạn Phúc, La Khê, La Cả, Ðại Mỗ...

    góp phần làm nên sự phồn vinh của Kẻ Chợ và bán hàng dệt cho các lái buôn phương Tây. Lê Quý Ðôn khẳng định đất nước ta thuộc xứ nóng, nuôi tằm nhiều hơn xứ khác, một năm 8 lứa, tổ tiên ta tìm ra 8 loại tằm, mỗi loại thích nghi với khí hậu một số tháng nhất định. Vùng Tam Giang có nhiều bãi trồng dâu rất tốt, dân lại có tài dệt lụa, chồi, lĩnh... Nhân dân Kẻ Chợ ca tụng sự phong lưu, thành thạo của nghề tầm tang:

    Làm ra đủ các thứ hàng
    Hàng đơn, hàng kép dọc ngang tinh tường
    Lượt, là, lĩnh, lụa, khuyến, lương
    Quế, vân, gấm, vóc, băng, sa, kỳ, cầu

    Nghề thêu phát triển từ đời Lý đến nay còn làm mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Nghề kim hoàn, đúc đồng, chạm khảm, đan lát, mây tre... ngày nay đang có nhiều mặt hàng được bạn bè thế giới ưa chuộng.

    Những nghề được truyền từ nhiều đời, được luyện từ tấm bé ấy đã tạo ra một nền kinh tế phồn vinh làm nên cuộc sống no đủ của người Hà Nội, hình thành nếp sống người Hà Nội thanh lịch trong cách ăn chơi, giao tiếp. Các món ăn Kẻ Chợ cũng trở thành những nghề truyền thống với những cái tên chẳng phai mờ: bún sen Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, bánh cuốn Thanh Trì, gạo dự Mễ Trì, giò chả Ước Lễ, cốm Vòng, bánh cốm Hàng Than...

    http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kheo-...-cho.6412.html
    Last edited by camtieu; 11-09-2009 at 02:31 PM.

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    Câu ca dao: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Gồm hai vế và có thể được hiểu là thơm như hoa nhài và thanh lịch như người Tràng An. Hai vế ấy đặt cạnh nhau cho phép người ta suy ra đức tính thanh lịch của người Tràng An được ví như hương thơm của hoa nhài. Và cũng còn một cách hiểu khác nữa là người Tràng An ắt phải thanh lịch, cũng như hoa nhài ắt phải thơm, như một lẽ tự nhiên.


    Tuy nhiên, điều làm cho không ít người băn khoăn, thắc mắc ở đây không phải là các phẩm chất, đức tính hay hương vị của người Tràng An và hoa nhài. Cái chính là người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài vậy.

    Lần tìm, truy nguyên nghĩa của từ Tràng An, có nhiều cách giải thích khác nhau. Tràng An hay Trường An vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất Trung Quốc: Tiền hán từ năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 8 sau Công nguyên và triều đại nhà Đường từ năm 618 đến năm 907 đều thuộc vùng Tây An. Cụm từ trên vừa có nghĩa chỉ một vùng đất cố đô xưa của Trung Quốc, vừa có ý nghĩa chỉ tính chất muôn đời bình yên của các triều đại ấy. Từ “Tràng” ở đây chỉ là cách nói chệch và viết chệch của từ “yên” mà thôi. Trong trường hợp này, sự nói chệch và viết chệch của hai từ trên đều vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Với nghĩa danh từ, thì Tràng An là một từ ghép cố định, chỉ là một danh. Còn với nghĩa tính từ thì Tràng An là cụm từ ghép không cố định, gồm hai tính từ độc lập: “tràng” có nghĩa là dài, lâu bền, còn “an” có nghĩa là bình yên, an lành. Ghép hai tính từ ấy lại cho ta một cụm từ co nghĩa kép là sự bình yên, lâu dài.



    Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn người dân Việt Nam ta, chủ yếu là người Hà Nội, thưởng hiểu hai từ “Tràng An” như là một cụm từ dùng để chỉ Thủ đô Hà Nội. Về khía cạnh lịch sử thì có lẽ lại không hoàn toàn như thế. Từ thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối và lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Cùng với việc đặt tên nước là Đại Cồ Việt, vua Đinh Tiên Hoàng lấy Hoa Lư, quê hương của mình là kinh đô và lấy niên hiệu riêng là Thái Bình, với tư cách là một triều đại độc lập, xưng đế chứ không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ nhất, 976, thuyền buôn của nước ngoài đến kinh đô Hoa Lư dâng sản vật, kết nối giao thương về kinh tế và văn hóa. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát triển.

    Thế nhưng, người Tràng An “xịn” lại không phải người Việt Nam, mà là người dân cố đô của hai triều đại nói trên ở bên Trung Hoa cổ đại. Tuy ngày nay có thể họ không còn là người dân thủ đô, nhưng ít ra cũng đã có một thời là người dân kinh đô, tức là “tiền thủ đô” hay còn gọi là người “cố đô”. Đây là cách danh xưng, mang theo niềm kiêu hãnh, tự hào của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với muôn dân thiên hạ, khi họ muốn gợi đến những giá trị văn hóa - lịch sử nằm ẩn sâu từ trong cội nguồn, tiềm thức của dân tộc.

    Ngày nay, khi đến thăm đền Vua Đinh ở cố đô Hoa Lư, ai cũng có thể thấy trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh là người đầu tiên mở ra nền chính thống cho nước Đại Cồ Việt. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ việt đương Tống Khai Bảo/ Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”, tạm dịch nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy”. Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm kinh đô. Kinh đô hoa lư xưa rộng khoảng 300ha, gồm thành Ngoại, thành Nội, và thành Nam, được bao quanh bởi núi đá vôi vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10m. Khu kinh thành này nằm trọn ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay.



    Khi đất nước bình yên và phát triển trên vị thế mới, Lý Thái Tổ đã đặt tên cố đô Hoa Lư là Tràng An và đổi kinh đô Đại la thành Thăng Long. Như vậy, địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Sau này, có người cho rằng việc vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Tràng An là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

    Trong suốt thời gian trị vì, nơi đây dưới 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư đương nhiên trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước. Thời đó, luật pháp chưa phát triển, kẻ nào ăn cắp thì bị chặt tay, tên nào giết người thì ném cho hổ báo xơi. Suốt nửa thế kỷ phồn hoa đô thị, muôn dân trăm họ đã không còn nạn 12 sứ quân hoành hành, không còn nạn ngoại bang phương Bắc xâm lược, mọi người đều được sống trong yên bình, no đủ. Thời ấy, kinh đô Hoa Lư thật đẹp, người ta yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cư xử lễ nghĩa, không có trộm cắp, cướp bóc, đến mức không nhà nào cần phải khóa cửa ban ngày lẫn ban đêm. Cuộc sống diễn ra trong cảnh thanh bình, nên người ta thường ví kinh đô Hoa Lư như kinh thành Trường An hay Tràng An ở phương bắc. Từ thời ấy, người dân Hoa Lư đã thuộc lòng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Ở thủ đô Hà Nội, sau thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã chung tay xây dựng lại đất nước trong hòa bình. Hà Nội ngày nay và kinh thành Thăng Long xưa mãi vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của cả nước. Người dân thủ đô luôn ý thức rất rõ điều đó và đã tìm cho mình một cách ứng xử văn hóa rất đặc trưng, xứng đáng với truyền thống của người Tràng An xưa. Đây cũng là thời kỳ, người dân Hà Nội thi nhau truyền tụng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

    Câu ca trên chỉ nói lên một phẩm chất thanh lịch trong toàn bộ cách ứng xử của người dân kinh đô Hoa Lư xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nhưng đấy lại là một phẩm chất tối quan trọng, tạo nên nét đặc trưng, khu biệt đời sống văn hóa của người dân kinh đô - thủ đô với các vùng miền khác trong cả nước.

    Tuy nhiên, trong vài thập kỷ nay, nhất là từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, hội nhập với khu vực quốc tế, sự giao thương buôn bán, làm ăn với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau, cũng như sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền diễn ra mau lẹ hơn. Ngoài những yếu tố tích cực do sự giao lưu kinh tế và văn hóa mang lại, nhiều cách ứng xử đã dần làm phôi pha đi những nét đẹp thanh lịch vốn có của người dân Thủ đô.

    Thiết nghĩ, chúng ta đang tiến gần đến đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, mỗi người, dù là sinh ra và lớn lên ở đâu, nếu là người Việt Nam cũng cần biết trân trọng và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn truyền thống thanh lịch của người dân thủ đô có nghìn năm văn hiến, trong văn hóa ứng xử.



    Trần Phương

    http://hangnga14.violet.vn/entry/sho...try_id/1141594
    Last edited by camtieu; 11-09-2009 at 02:30 PM.

  5. #5
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    ....Trong suốt thời gian trị vì, nơi đây dưới 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư đương nhiên trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của đất nước. Thời đó, luật pháp chưa phát triển, kẻ nào ăn cắp thì bị chặt tay, tên nào giết người thì ném cho hổ báo xơi. Suốt nửa thế kỷ phồn hoa đô thị, muôn dân trăm họ đã không còn nạn 12 sứ quân hoành hành, không còn nạn ngoại bang phương Bắc xâm lược, mọi người đều được sống trong yên bình, no đủ. Thời ấy, kinh đô Hoa Lư thật đẹp, người ta yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cư xử lễ nghĩa, không có trộm cắp, cướp bóc, đến mức không nhà nào cần phải khóa cửa ban ngày lẫn ban đêm. Cuộc sống diễn ra trong cảnh thanh bình, nên người ta thường ví kinh đô Hoa Lư như kinh thành Trường An hay Tràng An ở phương bắc. Từ thời ấy, người dân Hoa Lư đã thuộc lòng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.....


    Tớ có ý kiến này, không biết các bác nghĩ thế nào. Câu ca dao trên rỏ ràng là tiếng Việt, thời Đinh Tiên Hoàng, làm gì có tiếng Việt mà ai cũng thuộc lòng câu này. Tớ đoán là câu này được dân Hà Nội chế ra sau này để tự khen mình. Người Hà Nội mà cứ nhận là người Trường An, thảo nào người Trung Quốc lúc nào cũng nghĩ Việt Nam là thuộc về họ.

  6. #6
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    Thanh lịch như Vàng Anh Hoàng Thùy Linh, Hồng Nhung và Thủy Top.

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    Yến Vy nữa, chắc cũng là người Tràng An.

  8. #8
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    very wonderful.... it's pity on me who is not one of TrangAner

  9. #9

    Default

    Đây chỉ là cách giải thích của các vị học giả nhà nước ngày nay để che đi cái sự thật là "Tràng An" chính là ở TQ, người Hà Nội có ý nói mình cũng thanh lịch như người ở thành phố Tràng An ở TQ mà thôi. Có ý ví mình như vậy.
    Đây là lời giải thích mà tôi đọc trên tờ báo kiến thức ngày nay cách đây gần 20 nên chỉ nhớ đại ý là vậy.
    Thí dụ thấy ai nhà quê quá thì nói họ là Hai Lúa, ai tân thời thì gọi là dân thành phố. Tuy nhiên, người Hà Nội xưa có ý ví mình là dân thành phố mà khôg phải thành phố ở VN mà là thành phố Tràng An nổi tiếng với văn nhân, nghệ sĩ tao nhã ở TQ. Đây cũng là tâm lý sính ngoại, tôn thờ ngoại của ngày xưa thôi.

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 05-12-2013, 08:08 PM
  2. Proverb translation help needed
    By thuynguyen in forum Translation help
    Replies: 1
    Last Post: 03-23-2010, 03:44 PM
  3. Proverb
    By khuechu_bk46 in forum General discussion
    Replies: 3
    Last Post: 06-14-2008, 07:55 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 06-02-2008, 06:07 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •