version="1.0"?>
- 1 dt. 1. Điểm tròn trên vài chữ cái: i, tờ giống móc cả hai, i ngắn có chấm, tờ dài có ngang (Bài ca truyền bá chữ quốc ngữ) 2. Điểm nhỏ ở cuối một câu đã lọn nghĩa: Anh ta viết một trang mà không có một cái chấm nào 3. Cái có hình tròn và nhỏ: Con bồ câu bay xa, chỉ còn là một cái chấm. // đgt. 1. Đặt một điểm tròn nhỏ ở cuối câu: Hết câu thì phải chấm chứ 2. Đọc và đánh giá một bài tập hoặc một bài thi: Thầy giáo chấm rất kĩ 3. ưng ý sau khi kén chọn: Cô Lê, cô Lựu, cô Đào, chấm ai thì chấm thế nào cho cân (cd).
- 2 đgt. 1. Nhúng thức ăn vào: Chấm tương; Chấm muối vừng; Sáng ngày bồ dục chấm chanh (cd) 2. Nhúng ngòi bút vào: Chấm mực.
- 3 đgt. Vừa chạm đến: Tóc thề đã chấm ngang vai (K); Nước lụt đã chấm mái nhà.
- 4 đgt. Thấm cho khô: Vừa chấm nước mắt, vừa ho sặc sụa (Ng-hồng).