Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Văn Hóa - Phong Tục - Page 2
Page 2 of 5 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 49

Thread: Văn Hóa - Phong Tục

  1. #11
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Khéo đứng ru mà đứng mãi đây
    Khen ai đẽo đá tạc nên mày
    Trên cổ đếm đeo dăm chuổi hạt
    Dưới chân đứng chéo một đôi giầy
    Cởi váy phất cờ trêu ghẹo tiểu
    Để đồ bốc gạo thử thanh thầy
    Có thiêng sao chẳng ngồi tọa ngọc?
    Khéo đứng ru mà đứng mãi đây!

    Theo bài thơ thì tượng này là tượng đứng mà.
    Các bác ơi có ai giãi thích giùm câu "Để đồ bốc gạo thử thanh thầy" đi , làm ơn please ssssssssss!
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  2. #12
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Có ai có công thức làm cái "chẩm chéo" (một thứ gia vị dùng để chấm xôi và ướp thịt) của người dân tộc không, phổ biến khai hóa cho lão phu với!

  3. #13
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Có ai có công thức làm cái "chẩm chéo" (một thứ gia vị dùng để chấm xôi và ướp thịt) của người dân tộc không, phổ biến khai hóa cho lão phu với!
    Ltdra kiếm đoạn viết có liên quan tới chẩm chéo, hy vọng giúp bác chút ít.



    (Chuẩn bị cho bữa ăn)
    Cơm lam vẫn thấy trong các tiệc tùng lễ hội của nhiều dân tộc trên núi rừng Sơn La. Nhưng với người Thái, nó còn có trong từng bữa ăn thường ngày. Cũng là từ hạt nếp nương, nhưng cơm lam là loại cơm đặc biệt ngon vì nó không được nấu theo cách thức thông thường mà được nướng trên rừng rực than củi trong những ống nứa. Gạo nếp ngâm ủ qua đêm được cho vào từng ống nứa non, một loại tre rừng đặc biệt có lớp vỏ lụa mỏng bên trong lòng đốt, thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối khô rồi đưa lên bếp đốt cho đến khi vỏ ống tre cháy sém. Sau đó chẻ tách phần cật nứa chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn nà. Trên lớp vỏ lụa trắng mỏng ấy có thoáng chút mặn, chút hương của rừng và của khói làm cho miếng cơm dẻo thật sự thăng hoa. Ăn cơm lam, ngoài muối vừng, không thể thiếu một loại thức chấm có tên là chẩm chéo. Chẩm Chéo được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, hành, rau mùi…, đặc biệt không thể thiếu loại trái rừng có tên là mắc khén, tất cả được đâm nhuyễn. Không có mắc khén không làm ra chẩm chéo, không có chẩm chéo không thành bữa cơm lam.Cơm lam Sơn La thường được bán vào mùa đông. Vì loại ống nứa để nướng cơm lam mùa này mới có. Để thưởng thức được một ống cơm lam. Thì bạn có thể ra cầu sắt Sơn La bán với giá 5k/ống. Nếu có nhiều tiền hơn mà đông bạn bè thì có thể vào suối nước nóng ở trong Hua La. Cách trung tâm thị xã khoảng 8Km với cái giá khoảng 200k/5 người. Là bạn đã có thể thưởng thức được một bữa ăn dân tộc, bao gồm cả cơm lam, thịt gà nướng, lòng gà xào măng, cá nướng.Trong khi chờ đợi để họ chuẩn bị cho bữa ăn. Bạn có thể ngâm mình trong những bồn nước nóng. Là nước suối tự nhiên chảy trong khe đá ra. Lưu ý là chọn nơi để thưởng thức thì hãy chọn những ngôi nhà sàn của người dân tộc. Lúc đó bạn mới cảm thấy được hết hương vị của bữa ăn người Sơn La
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  4. #14
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Hình như "chẩm chéo" phải có cả quế, hoa hồi, thảo quả, rau mùi tàu, ớt, muối... thì phải

  5. #15
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default Bắt cá để lấy vợ

    Tôi có nghe kể có một làng ngoài Bắc lệ là khi muốn cưới vợ, chú rể tương lai phải trước mặt các cụ ông trong làng, truổng cời, nhẩy xuống ao bắt một con cá. Có ai nghe nói về tục lệ này không ?

  6. #16
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default Ðạo lạ

    Tôi qua Thái Lan thì thấy họ thờ dương vật nhiều nơi lắm. Nhất là trong các tiệm bán hàng, thường là treo lủng lẳng ở ngay phía trên cửa vô. Khi kể lại cho những người bạn nghe thì có người cho biết VN cũng có người thờ như vậy. Và nghe nói đạo này có nguồn gốc Chàm hoặc Chân Lạp.

  7. #17
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Vùng Đông Nam châu Á thì thờ "Sinh thực khí" rất nhiều, cả người châu Mỹ cũng vậy, đó là nguồn gốc xa xưa của đa thần giáo (theo cái hiểu của tôi).
    Nói luôn là nhiều đồ vật trong gia đình cũng thiết kế theo tư tưởng như vậy (nói trên quan điểm nghề nghiệp của tôi).

  8. #18
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Vùng Đông Nam châu Á thì thờ "Sinh thực khí" rất nhiều, cả người châu Mỹ cũng vậy, đó là nguồn gốc xa xưa của đa thần giáo (theo cái hiểu của tôi).
    Nói luôn là nhiều đồ vật trong gia đình cũng thiết kế theo tư tưởng như vậy (nói trên quan điểm nghề nghiệp của tôi).
    Ý anh nói là kiểu như phong-thủy hả ?

  9. #19
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default Chết chìm

    Cách đây mấy tháng tôi ra hòn Tằm ngoài Nha Trang chơi thì thấy có người bị chết chìm. Tôi hỏi mấy người ở đó sao không thấy họ hàng của nạn nhân đâu hết. Họ trả lời là họ hàng được dẫn ra chỗ khác rồi, không được lại gần nạn nhân. Tôi không hỏi kỹ lại coi lý do tại sao. Có ai biết về cái chuyện này không.

    Ðối với như ngày Bắc ngày xưa thì người ta sẽ giữ chặt hai ngón chân cái lại cho "hồn" nó khỏi chạy ra khỏi xác. Không biết cái này có dính dáng đến chuyện ở trên không?

  10. #20
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Ý anh nói là kiểu như phong-thủy hả ?
    Hai cái sinh thực khí của nam và nữ luôn được tượng trưng cho sinh sôi nẩy nở và khoái lạc tự nhiên không gượng ép và khó giả tạo. Ở Việt Nam nó có nhiều ở những vùng ảnh hưởng của Ấn Độ giáo như vùng của người Chàm, Khmer. Tượng thần Vishnu (Nuôi dưỡng và Khôi phục) mà tôi nói ở bài trước tay cầm hai cái này.

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Cách đây mấy tháng tôi ra hòn Tằm ngoài Nha Trang chơi thì thấy có người bị chết chìm. Tôi hỏi mấy người ở đó sao không thấy họ hàng của nạn nhân đâu hết. Họ trả lời là họ hàng được dẫn ra chỗ khác rồi, không được lại gần nạn nhân. Tôi không hỏi kỹ lại coi lý do tại sao. Có ai biết về cái chuyện này không.

    Ðối với như ngày Bắc ngày xưa thì người ta sẽ giữ chặt hai ngón chân cái lại cho "hồn" nó khỏi chạy ra khỏi xác. Không biết cái này có dính dáng đến chuyện ở trên không?
    Đó thuần túy là phong tục, người chết đuối là "bất đắc kỳ tử" nên linh hồn không thể "siêu thoát" nhanh như chết tự nhiên nên vẫn lưu luyến cõi sống, vẫn có tình cảm với những người thân yêu. Nhìn nhau lúc đó có thể rủ rê nhau đi cùng.
    Còn người ta buộc hai ngón chân cái người chết lại để cho tư thế của xác chết được đẹp và dễ cho vào quan tài thôi. Nếu hồn không "lìa khỏi xác" thì là vẫn còn sống.

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 11-25-2013, 08:44 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 07-27-2010, 03:29 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 03-29-2009, 05:45 PM
  4. Dịch giúp mình đoạn văn sau:
    By jessicadolcourt in forum Translation help
    Replies: 1
    Last Post: 01-31-2009, 08:37 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 11-01-2008, 11:07 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •