Vietnamese - Vietnamese dictionary
Jump to user comments
version="1.0"?>
- (Kỉ mão 1879 - Giáp ngọ 1954)
- Vua thứ 10 triều Nguyễn, tức vua Thành Thái, con vua Dục Đức, mẹ là Phan Thị Điêu (tức Từ Minh Huệ hoàng hậu), cháu ngoại Phụ chánh đại thần Phan Đình Bình (X. Phan Đình Bình)
- Ông sinh ngày 22-2 năm Tự Đức 32 (1879). Khi vua Dục Đức còn sống ông theo cha ở tại Thái Y viện giảng đường (Huế), đến lúc vua Dục Đức bị thảm sát ông theo mẹ về sống ở quê ngoại ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
- Năm Mậu tí 1888 tình hình Huế tạm lắng dịu, ông theo mẹ về sống ở thành nội (Huế) lo việc hương khói tại nhà thờ vua cha. Năm này vua Đồng Khánh chết, ông được triều thần đưa lên làm vua nhằm ngày mùng một Tết ta (31-12-1889) lấy hiệu năm Thành Thái nên cũng gọi là Thành Thái. Sau khi lên ngôi, ông hãy còn nhỏ tuổi, được các quan đại thần Lê Trinh, Đinh Nho Quang, Tạ Thúc Đĩnh...thay nhau dạy ông
- Theo sử chép cùng nhân dân truyền miệng, ông được làm vua là do công của Diệp Văn Cương một phần (X.Diệp Văn Cương). Nguyên khi vua Đồng Khánh chết, lúc ấy Diệp Văn Cương làm việc tại toà Khâm (Bí thư kiêm thông dịch viên cho khâm sứ Huế). Các quan triều đến hỏi ý kiến Khâm sứ Pháp về việc chọn người kế vị vua mới mất, nhân đó Diệp Văn Cương lại dịch ý triều đình muốn tôn Hoàng tử Bửu Lân lên ngôi vua (vì Diệp Văn Cương là chồng bà Công nữ Thiện Niệm- cô ruột Hoàng tử Bửu Lân). Khâm sứ Pháp chấp nhận ý kiến đó, nên ông trở thành vua thứ 10 triều Nguyễn. Khi ông làm vua được Nguyễn Trọng Hợp, Trương Quang Đán làm phụ chính đại thần (sau Trương Như Cương thay Nguyễn Trọng Hợp vì Cương là tay chân của Pháp và có con gái tiến cung)
- Vua Thành Thái thông minh có óc duy tân, có tinh thần yêu nước, nhưng lúc bấy giờ mọi quyền lực nhà nước đều ở trong tay Pháp. Thêm vào đó một số đại thần là tay sai của thực dân, nên càng lúc quyền vua bị thu hẹp dần. Do đó ông lấy làm khó chịu, có nhiều hành động khác thường đôi khi chống Pháp công khai. Có lần ông tìm cách vượt biên sang Trung Quốc, nhưng vừa đến Thanh Hóa bị Pháp giữ lại
- Năm 1907, thực dân lấy cớ ông bệnh tâm thần, chúng toa rập với một số quan tay sai buộc ông thoái vị (trong việc này vai trò của Trương Như Cương là quyết định vì vua ở cạnh vua), đem đi an trí ở Vũng Tàu rồi lưu đày sang đảo Réunion (Châu Phi thuộc Pháp). Sau Cách mạng tháng Tám (1947) ông mới được trở về nước, nhưng phải biệt cư ở Sài Gòn. Sau mấy chục năm bị lưu đày xa quê hương, năm 1951 ông mới được phép về Huế thăm quê hương và thân tộc, nhưng phải sống ở Sài Gòn
- Ngày 24-3-1954 (Giáp ngọ) ông mất, hưởng dương 75 tuổi, thi hài an táng tại Huế
- Con ông là Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, được Pháp đưa lên kế vị sau khi chúng buộc ông bỏ ngôi (1908). Sau Vĩnh San trở thành nhà vua yêu nước (X. Nguyễn Phúc Vĩnh San - tức vua Duy Tân) với cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1916