Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
general
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: general

  1. #1
    Senior Member
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    367

    Default general

    I am curious to know from reading some posts in Vietnamese from what appears to be younger writers and their choice of language usage and spelling. Is this something that is common usage now in Vietnam or are you trying to make it hip and your own thing as young people tend to do. It seems such an awful distortion of the use of language. If it becomes prevalent and widespread, I shudder to think what will happen to Vietnamese language in another 20 years. Some examples: " hay wa" for " hay quá"; "fai" for phải"; "si nghĩ" for "suy nghĩ"

    Mấy em trẻ ở VN, có thể giải đáp 1 thắc mắc cho tôi được không? Nhiều khi đọc những chữ các em viết, tôi không biết đây có phải là những chữ đang được phổ biến rộng rãi, được dùng thường xuyên trong nước hay là do các em tự biến chế để dùng. Người trẻ, ngay cả ở Mỹ cũng hay thường biến chế những từ vựng mà đôi khi không đúng văn phạm hay cú pháp. Ví dụ có những chữ viết sau đây: "hay wa" thay vì "hay quá"; "fai" thay vì "phải"; "si nghĩ" thay vì "suy nghĩ". Các em cứ viết kiểu này, ngay cả những người VN sống ở ngoài nước còn không hiểu nữa huống chi người Mỹ.

  2. #2

    Default

    I think it's due to the SMS culture that the language is changing. People tends to short-cut or short-form the wording to maximise the space given. For example, 'you' we just key in 'u'. 'How are you' becomes 'How r u'. Old man like me got to follow up with their trending. Sigh.... :-(

  3. #3
    Senior Member
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    367

    Default

    Yes, I am aware of that. However, I'd still like to get some young people's point of view because what becomes familiar and continuously use and applied will stick. If they keep using and spelling like that eventually, the next generation will accept those as correct. There was a very interesting post by someone on this forum about the spelling of some Vietnamese words. The writer expounded that words such as "bác sĩ, học sĩ, etc." as we spell it today is incorrect and should be spelled with a "y" ending. Sometime ago, somebody make a mistake in the spelling and instead of it being corrected, it was propagated and widely used and then became accepted. Later generations never knew it was incorrect.

  4. #4
    Ice Moccha
    Guest

    Default

    Quote Originally Posted by carolton67 View Post
    Yes, I am aware of that. However, I'd still like to get some young people's point of view because what becomes familiar and continuously use and applied will stick. If they keep using and spelling like that eventually, the next generation will accept those as correct. There was a very interesting post by someone on this forum about the spelling of some Vietnamese words. The writer expounded that words such as "bác sĩ, học sĩ, etc." as we spell it today is incorrect and should be spelled with a "y" ending. Sometime ago, somebody make a mistake in the spelling and instead of it being corrected, it was propagated and widely used and then became accepted. Later generations never knew it was incorrect.
    I think this is a natural phenomenon when a society matures or becoming more affluent due to the use of modern technology eg. sms, IRC chat, MSN & blog. With the perceived hip & cool "soft culture" from US & Japan leading & influencing the young in every way.

    Youngsters tend to be more trendy & accepts new ideas/technology/language faster. Here in my country, we uses a lot of short form in sms eg. "Where are you" becomes "Wru"; "Thanks" becomes "Thks", "Good" becomes "Gd".

    I figure it is because the pace of life is faster & people are getting more impatient.

  5. #5

    Default

    I'm completely agreed with carolton67. In chat room; those short cut forms might be accepted and ok among your group, but when you have something posted in public, please have Vietnamese appropriately word and spell. Don’t forget that many viewers using VDict to study Vietnamese.
    Let keep Vietnamese beautiful and appropriated as it should be.

    Quote Originally Posted by carolton67 View Post
    Yes, I am aware of that. However, I'd still like to get some young people's point of view because what becomes familiar and continuously use and applied will stick. If they keep using and spelling like that eventually, the next generation will accept those as correct. There was a very interesting post by someone on this forum about the spelling of some Vietnamese words. The writer expounded that words such as "bác sĩ, học sĩ, etc." as we spell it today is incorrect and should be spelled with a "y" ending. Sometime ago, somebody make a mistake in the spelling and instead of it being corrected, it was propagated and widely used and then became accepted. Later generations never knew it was incorrect.

  6. #6
    YukoTesnow
    Guest

    Default

    About the 'y' ending becomes 'i' for example vật ly' becomes vật li' or "bác sĩ". It was not because someone made a mistake in spelling. Northern vietnamese can't pronounce 'y' ending correctly. Most of them pronounce 'y' as 'i'. when I was in middle school, they changed 'y' ending to 'i'. They took away all the old text books and printed out new text books with 'y' ending changed to 'i' for example vật ly' becomes vật li'. New generation like us have been taught that way.

    Yes, we short cut spelling for sms and email. it sounds cool too. but we know better don't write like that in formal writing.

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    367

    Default

    Quote Originally Posted by YukoTesnow View Post
    About the 'y' ending becomes 'i' for example vật ly' becomes vật li' or "bác sĩ". It was not because someone made a mistake in spelling. Northern vietnamese can't pronounce 'y' ending correctly. Most of them pronounce 'y' as 'i'. when I was in middle school, they changed 'y' ending to 'i'. They took away all the old text books and printed out new text books with 'y' ending changed to 'i' for example vật ly' becomes vật li'. New generation like us have been taught that way.

    Yes, we short cut spelling for sms and email. it sounds cool too. but we know better don't write like that in formal writing.

    Yukotesnow, I don't know what year you were in middle school when those spelling changes came into effect. My mother and her family are Northern Vietnamese and they have no problems pronouncing the "y" and "i" ending. Sometimes, I speak with a slight northern accent when I'm around my mother's family and I have no problems with the "y" and "i" ending. There is practically no difference in their word pronunciations. As for the shortening of words when sending IMs, I get it. What I don't get is when someone writes "kòn" for "còn" which is the same amount of letters: 3.

  8. #8
    YukoTesnow
    Guest

    Default

    your family must be northern 1954. my family are also northern 1954. In case you don't know. There are two types of northern in vietnam...1954 and 1975. most of northern 1954 would not have problem with 'y' ending since they came to live in south vietnam and alot of them came to live in US. Their accent have a mix of southern and northern. I don't know if you have ever communicate with northern 1975. Their accent really heavy.

    About the changes, I was in 5th grade. I think it was 1984 or 1985.

  9. #9
    Senior Member unnamed's Avatar
    Join Date
    Aug 2007
    Posts
    458

    Default

    Quote Originally Posted by carolton67 View Post
    I am curious to know from reading some posts in Vietnamese from what appears to be younger writers and their choice of language usage and spelling. Is this something that is common usage now in Vietnam or are you trying to make it hip and your own thing as young people tend to do. It seems such an awful distortion of the use of language. If it becomes prevalent and widespread, I shudder to think what will happen to Vietnamese language in another 20 years. Some examples: " hay wa" for " hay quá"; "fai" for phải"; "si nghĩ" for "suy nghĩ"

    Mấy em trẻ ở VN, có thể giải đáp 1 thắc mắc cho tôi được không? Nhiều khi đọc những chữ các em viết, tôi không biết đây có phải là những chữ đang được phổ biến rộng rãi, được dùng thường xuyên trong nước hay là do các em tự biến chế để dùng. Người trẻ, ngay cả ở Mỹ cũng hay thường biến chế những từ vựng mà đôi khi không đúng văn phạm hay cú pháp. Ví dụ có những chữ viết sau đây: "hay wa" thay vì "hay quá"; "fai" thay vì "phải"; "si nghĩ" thay vì "suy nghĩ". Các em cứ viết kiểu này, ngay cả những người VN sống ở ngoài nước còn không hiểu nữa huống chi người Mỹ.
    Cai nay toi suu tam tren mang. Co phai day la dieu ma carolton67 dang noi toi?
    That su khi doc trong dien dan, nhung doan noi "tieng anh gia cay" hay "tieng viet gia cay" "toi cung stress lam" (DAY LA 1 VI DU DIEN HINH VE TIENG ANH HAY TIENG VIET GIA CAY DAY).
    carolton67 CO THE DICH HO TOI DOAN CO CHU MAU DO SANG TIENG ANH DUOC KHONG?

    Ngôn ngữ của 9X giờ xa lạ và khó hiểu. Trên Yahoo Messenger và blog, đám trẻ miêu tả cuộc sống của chúng bằng ngôn ngữ riêng: Không dấu, không đúng ngữ pháp tiếng Việt, viết tắt, viết ngọng, lơ lớ như kiểu nửa Bắc nửa Nam, nửa Tây nửa ta. Cứ thế, với thế hệ 9x ngôn ngữ đang bị biến hóa theo chiều hướng đáng báo động.

    Ngôn ngữ blog: khó hiểu và lủng củng

    Ngôn ngữ blog là một thứ ngôn ngữ biến dạng, được thay đổi từng chi tiết của các chữ cái Việt. Nếu bạn từng đọc thứ tiếng “siêu phàm” của 9x mà hiểu được thì có lẽ bạn phải là người “dày dạn kinh nghiệm”, ví dụ như : chu’ d4~ x3m bl0g cu4 nh0? N4`i chu4, e0` p3’ n4y` hoj* bj d4ng’ y3u.(chú đã xem blog của nhỏ này chưa, èo bé này hơi bị đáng yêu).

    Nếu bạn không phải dân 9x, chưa chắc bạn đã hiểu được những ngôn ngữ tuổi teen, ví dụ như một cậu ấm đa tình với nick name dembu0n.nh0em với những câu thơ tình như sau: 4nh o? da^y giu*a~ d0‘ng -do*j‘ la.c l0ng~... ng0n’g ch0*‘ aj -da~ ba0 la^n‘ fu. ba.c... Ha^n ngu*o*i‘ Kja Nhu*ng Sa0 L0n‘g H0k the^?.. A^n Tjn‘h Naj‘ Tho^y Hen. Nhau Kiep’ Kha’c...M0^ng Hem Tha‘nh th0^y -Danh‘ Que^n –Dj (dịch là: Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi). Lủng củng và khó hiểu đó là cách 9x thể hiện trong blog của mình.

    Để đọc và hiểu được ngôn ngữ của thế hệ @, chắc chắn bạn sẽ rất vất vả, khi phải vận dụng toàn bộ khối óc để tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích sâu xa, suy luận... Các chữ cái trong tiếng Việt đã được 9x sử dụng thay thế bằng con số và chữ khác, ví như hình dáng của chữ A trông hơi giống số 4, chữ E với số 3, chữ I thay bằng J...

    Xu hướng phổ biến của 9x là “biến tướng” thay đổi tiếng Việt, kiểu như “gần âm, cùng nghĩa”. Một số từ 9x thường dùng như: Biết = bít, viết = vít, c = k (có = kó), b =p (bé = pé), trời ơi = chài oai = cha`j oj, buồn = bùn = pùn, vui = zui...

    Tuy nhiên, xét cho cùng, 9x cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng thì mới nghĩ ra được sự thay thế, được chúng cho là “hoàn hảo” này. Đó cũng là cách chúng trò chuyện với những người bạn cùng trang lứa, còn các bậc phụ huynh chắc chắn nếu có đọc được cũng "bó tay" (pó t4y).

    Xưa rồi những thế hệ 7x, 8x viết nhật ký trong những cuốn sổ ghi chép. Giờ thế hệ @ có một cuốn sổ không giới hạn trang là blog, có tên truy cập, có mật khẩu, phụ huynh càng không thể có cơ hội đọc được những tâm tư tình cảm của con mình.

    Nhưng những ngôn từ quái gở ấy không chỉ xuất hiện trên blog. Ngôn ngữ blog đang lan tràn trong cuộc sống. Thanh niên bây giờ thường nói ra những ngôn ngữ đó ngoài đời. Điều đáng e ngại nữa là thứ ngôn ngữ biến dạng của đại bộ phận thế hệ @ còn len lỏi vào cả những trang vở ghi chép hàng ngày của các em học sinh, chứ nó không đơn thuần là thứ ngôn ngữ ảo.

    Sự liên tưởng trong ngôn ngữ 9x cũng rất bất bình thường. Ví dụ như tưởng nhầm chuyện gì thì bọn trẻ gọi là Tưởng Giới Thạch, với những câu đại loại như “Tưởng Giới Thạch chết lâu rồi mà còn tưởng gì nữa”. Đi ăn uống tập thể mà không ai đứng ra “chủ chi” thì gọi là Lệ Quyên hoặc Nhà Chung (tức là sẽ cùng nhau góp tiền để trả cho bữa ăn uống đó, chứ không ai phải khao ai cả). Xinh thì bảo xinh như tinh tinh (!?), ghê gớm thì bảo ác như con tê giác, chán cũng nói “chán như con gián”, buồn thì xui “đi bắt chuồn chuồn” mà chơi.

    Mấy cậu choai choai đi cưa gái thì gọi đó là chém gió, mà nói dối hay bốc phét chuyện gì cũng được gắn mác chém gió luôn, lên mặt dạy đời thì bị nói là “tinh vi sờ ti con gà ri”...

    Đó là những lời nói tùy hứng, tếu táo mà dân teen cho rằng đó là ngôn từ công nghiệp: ngắn gọn, đủ ý và mang chất “sành điệu”. Thế nên 9x học đòi rất nhanh. Ai góp ý thì bọn trẻ bĩu môi chê là hâm đơ, “già khốt ta bít” khó tính, tẩm...

    Có lẽ các bậc phụ huynh không biết con mình đang có những thay đổi về ngôn từ và cuộc sống. 9x vẫn viết và thích tìm đọc những trang blog có ngôn ngữ giống mình. Chúng cho rằng như thế là rất sành điệu và những người tìm được đến cái mới mẻ đó được gọi là “hiện đại”.

    Nếu lướt blog, chắc chắn bạn đã gặp dicky_luong với bài viết “Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, và trong bài viết này tác giả đã tâm sự: Các thầy cô giáo đang cảnh báo rằng học sinh bây giờ sử dụng cả những ngôn ngữ tán gẫu thường nhật trong các cuộc chát vào các bài tập làm văn trên lớp. Thầy cô đôi khi không hiểu mà thật ra hiểu làm sao được với ngôn ngữ như thế. Tôi thấy rằng cần phải cảnh báo với các bạn về sự “đi xuống” của tiếng Việt.

    Nếu tôi, bạn hay những 9x, 8x khác thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ như thế thì trong tương lai tiếng Việt vốn giàu đẹp của chúng ta sẽ đi về đâu?". Câu hỏi đã được đặt ra cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời (!?). Và cho đến thời điểm này blog vẫn là nơi thể hiện chính mình của dân 9x, vẫn là những ngôn ngữ không biết có từ đâu.

  10. #10
    Senior Member
    Join Date
    Apr 2007
    Posts
    367

    Default general

    Cám ơn Unnamed. Bài này viết rất xuất sắc và nói lên đúng ý của tôi. Tôi biết và hiểu rằng bất cứ thế hệ tuổi trẻ nào cũng thích dùng ngôn ngữ riêng của mình để tránh các bậc phụ huynh hoặc các người lớn tuổi hiểu được họ nói gì với nhau như môt loại “secret code.” Nhưng nó trở thành vấn đề (problem) khi lan tràn vào cuộc sống, học đường như trong các bài làm, và khi nó biến dạng đi tiếng Việt phong phú của chúng ta mà bài viết đã đề cập đến là “sự đi xuống của tiếng Việt”. Câu nhắc nhở như sau đáng cho chúng ta ghi nhớ : Người còn, tiếng còn; tiếng còn, nước còn.


    Thể theo lời yêu cầu của Unnamed tôi dịch đoạn sau đây:

    I found this online. Is this what Carolton67 is referring to? Honestly, when I’m reading posts with “Pidgin English” or “Pidgin Vietnamese” on the forum, I’m also very distressed. (This is a typical example of Pidgin English or Pidgin Vietnamese)

Similar Threads

  1. General Comments
    By vqnet in forum Translation help
    Replies: 4
    Last Post: 11-08-2009, 06:54 PM
  2. hizhiz...jup em cai na`y vo*i'...lam general thui cung dc
    By huongduongxanh in forum General discussion
    Replies: 1
    Last Post: 06-17-2008, 10:47 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •