Văn-chương Việt-Nam quá là phong-phú. Nhất là những câu thơ có vần có điệu có ý có nghĩa. Hy vọng những hàng châu-ngọc này sẽ được duy-trì mãi mãi cho con cháu đời sau. Xin các bạn cùng tôi góp phần gìn-giữ.
Văn-chương Việt-Nam quá là phong-phú. Nhất là những câu thơ có vần có điệu có ý có nghĩa. Hy vọng những hàng châu-ngọc này sẽ được duy-trì mãi mãi cho con cháu đời sau. Xin các bạn cùng tôi góp phần gìn-giữ.
Lần đầu tiên tôi đọc bài thơ "Em Lấy Chồng" lúc khoảng 15 - 16 tuổi. Nó gây một ấn-tượng rất là sâu-xa. Tưởng chừng như mình đang trong hoàn-cảnh buồn-rầu thảm-thiết của tác giả.
Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ
-- Hàn Mặc Tử
Last edited by The Interpreter; 02-01-2010 at 06:02 PM.
Tiếng Thu
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
-- Lưu Trọng Lư
Còn bài thơ nào nêu tả những ngày thu mộng mơ đầy chi-tiết mà chỉ vỏn-vẹn 9 câu? Bài thơ này làm độc giả tưởng như một mùa thu êm-đềm đang hiện ra trước mắt.
Last edited by The Interpreter; 01-28-2010 at 06:58 PM.
...Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người...
Bốn câu thơ trên trích trong bài "Hai Sắc Hoa Tygôn" của tác giả T.T.Kh. Bài này khi được đăng lên báo đã làm không biết bao nhiêu lớp tuổi học trò phải rơi lệ. Ngoài ra, bài thơ xuất-hiện khi phong-tục tập-quán còn theo câu "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó." Cho nên bài thơ có cái ảnh-hưởng lớn-lao đến một thế-hệ con gái cùng hoàn-cảnh.
Cho đến ngài hôm nay, chúng ta vẫn chưa khẳng-định được ai là T.T.Kh. và chắc cũng vì bốn câu thơ trên. Có một điểm cần nhắc: Có vài người nhầm lẫn bốn chữ tắt tên tác giả là T.T.K.H.
...Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.
Bốn câu thơ này là bốn câu kết trong bài thơ "Học Sinh" của Huy Cận. Hễ ai trong chúng ta đã trãi qua thời học trò trong-trắng khi đọc mấy câu trên đều phải ngậm-ngùi. Quả là những hàng châu-ngọc trong văn thơ học trò.
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung...
--Hồ Xuân Hương
Tôi được đọc hai câu thơ trên khi còn ở tiểu học. Nó cứ ấn mãi trong đầu. Có lẽ văn quá là "bình-dân" nhưng thực chất nó chứa một ý nghĩa sâu xa. Cho đến khi lên trung học mới hiểu hai câu trên nó phản-ảnh tình-trạng xã-hội Việt-Nam trong thời kỳ phong-kiến. Sau này đọc lại tập thơ của Hồ Xuân Hương tôi mới nhận xét sự can-đảm quật-cường của bà.
Last edited by The Interpreter; 02-01-2010 at 06:03 PM.
Sao em không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cao nắng mới lên.
Vường ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ta có đậm đà?
-- Hàn Mặc Tử
"Đây Thôn Vĩ Giạ" là một trong những tác-phẩm tôi thích nhất của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bài thơ có vần điệu và diễn-tả sự thanh mộc của quê nhà.
Bốn câu sau đây trích đoạn bài "Tuổi Mười Ba" của Nguyên Sa. Bài thơ này đã được phổ thành bài nhạc cùng tên. Thơ của Nguyên Sa thường được phổ nhạc như các bài "Paris Có Gì Lạ Không Em?" "Áo Lụa Hà Đông,"...v.v. chắc có lẽ thơ của ông chứa nhiều lãng mạn.
...Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...
Last edited by The Interpreter; 02-01-2010 at 06:11 PM.
Thưa tiên sinh, ngài xem lại 2 từ "xâu xa" với "lãng mạn" nhé.
Khen châu ngọc mà như vậy thì...
Đây là những ý kiến xây dựng, mong tiên sinh minh xét. Nhìn cách viết với gạch nối biết tiên sinh là môn đồ của tiếng Việt cổ, cái đó quý lắm.
Cảm ơn Quang đã cho hay. Nhưng tại vì đang đi làm nên hồ đồ. Đang dùng lexilogos.com để viết tiếng Việt.
Last edited by The Interpreter; 02-01-2010 at 06:12 PM.