Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Kiến thức và văn hóa - Page 4
Page 4 of 4 FirstFirst ... 234
Results 31 to 33 of 33

Thread: Kiến thức và văn hóa

  1. #31
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default Đồng âm dị nghĩa

    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post

    Ấu bất giáo, tính nãi thiên - Nhỏ không dạy, tánh nãi trời

    Làm ơn giải nghĩa dùm chữ này.
    Quote Originally Posted by H_Dragon View Post
    Search Google một vòng là ra ngay mà bác!

    "Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên - Nếu chẳng dạy, Tánh bèn dời"
    *苟不教,性乃迁。教之道,贵以专� �
    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post
    Xin lỗi tại hạ ngu muội....vẫn không hiểu???
    Nói trước là say quá nên viết, có gì các bậc tiền bối thứ lỗi!
    Nguyên văn câu này là :" Cẩu bất giáo, tính nãi thiên"
    Chữ "cẩu" có nghĩa là tùy tiện (theo chữ viết, hiện vẫn dùng trong từ "cẩu thả"), chữ "thiên" nghĩa là di chuyển một hệ thống lớn (như "thiên đô", như "Thiên đô chiếu" của Lý Công Uẩn). "Nãi" chỉ là một hư từ ngữ khí. Vậy, Quang này mạo muội dịch thế này:
    Cứ tùy tiện mà không dạy nghiêm chỉnh, tính cách, nhân cách, đạo đức và các lập trường sống sẽ thay đổi.

  2. #32
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2010
    Location
    The Milky Way
    Posts
    275

    Default

    Cám ơn Quang đã giải thích cặn kẽ.

    Giáo Chi Đạo,
    Quí dĩ chuyên
    Tích Mạnh mẫu
    Trạch lân xử
    Tử Bất Học,
    Đoạn cơ trữ

    Dạy cái đạo,
    Quí lấy chuyên
    Mẹ thầy Mạnh
    Lựa láng giềng
    Con chẳng học
    Chặt khung thoi

    Xin giải thích dùm mấy câu này luôn
    Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư

  3. #33
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post
    Cám ơn Quang đã giải thích cặn kẽ.

    Giáo Chi Đạo,
    Quí dĩ chuyên
    Tích Mạnh mẫu
    Trạch lân xử
    Tử Bất Học,
    Đoạn cơ trữ

    Dạy cái đạo,
    Quí lấy chuyên
    Mẹ thầy Mạnh
    Lựa láng giềng
    Con chẳng học
    Chặt khung thoi

    Xin giải thích dùm mấy câu này luôn
    Tôi xin giải thích hơi không có vần, nhưng đủ nghĩa:
    Dạy một tư tưởng, một giáo lý thì cần nhất là chăm chỉ và không phân tán.
    Chuyện ngày xưa, mẹ của Mạnh tử phải chọn láng giềng để làm nơi ở.
    Khi thấy con lười học mới chặt khung cửi để làm một bài học cho con.
    "Trạch lân" và "đoạn cơ trữ" là 2 trong số rất nhiều điển cố về giáo dục cổ của Nho gia.
    "Trạch lân" (hay còn gọi là "Mạnh mẫu tam thiên") kể lại chuyện mẹ của Mạnh tử (Manh Kha) chuyển nhà 3 lần để cho con mình có một môi trường giáo dục tốt.
    Theo Liệt Nữ truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.Mẹ của Mạnh Kha là Chương thị, thấy thế thì nói rằng :
    - Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.
    Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ. Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :
    - Chỗ nầy cũng không phải là chỗ để con ta ở được.
    Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :
    - Chỗ nầy con ta ở được.

    Một hôm, Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cửi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
    - Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
    Mạnh mẫu đáp :
    - Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.
    Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến. "Đoạn cơ trữ" là vậy!

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 11-25-2013, 07:44 AM
  2. Tài liệu anh văn nào tốt ?
    By seeker in forum Grammar & Vocabulary
    Replies: 1
    Last Post: 06-14-2009, 06:42 PM
  3. Dịch giúp mình đoạn văn sau:
    By jessicadolcourt in forum Translation help
    Replies: 1
    Last Post: 01-31-2009, 07:37 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 11-01-2008, 10:07 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-14-2008, 10:48 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •