Originally Posted by
Qinshi
Tiên sinh phát nguồn từ tiếng Hán, mà ngày nay trong tiếng Hoa, Nhật và Hàn vẫn còn dùng nó để gọi lễ phép cho các thầy giáo hoặc người đàn ông cùng thế hệ với cha mẹ mình.
先生 [Quan Thoại: xian sheng, Quảng Đông: sin saang]
先生/せんせい [Nhật: sen sei]
先生/선생 [Hàn: seon saeng]
Âm /s/ và /sh/ tức là chữ x và s trong chữ Việt đã biến thành âm t và th trong khá nhiều chữ Hán-Việt như:
先西四死 [xian/sin, xi/sai, si/sei, si/sei] = tiên (trước), tây (phương tây), tứ (bốn), tử (chết).
石市書手 [shi/sek, shi/si, shu/syu, shou/sau] = thạch (hòn đá), thị (chợ), thư (thư pháp), thủ (tay).
---------------------------------------------------
Nếu mình nhìn vào một vài chữ Nôm như chữ sông (sông cái) 滝/瀧, mình có thể thấy ngay một điều hơi lạ. Trong chữ Hán cũng như chữ Nôm thì đa số các chữ đều được tạo ra theo nguyên tắc ghép lại một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm. Ví dụ chữ 情 ghép lại hai phần: bên trái là chữ 忄(心) tâm tức là trái tim, còn bên phải là 青 thanh (thanh trong). Hai yếu tố ghép lại thành chữ 情 tình (tình yêu) vì phát âm giống giống như chữ thanh và chữ này có liên quan đến con tim.
Thế nhưng chữ sông trong chữ Nôm lại gồm lại 氵(水) thuỷ tức là nước, và long 竜 hoặc 龍 tức là rồng. Điều này có thể chứng minh rằng hồi xưa cách phát của chữ sông không phải là sông mà lại gần với chữ long hơn. Theo các nhà ngôn ngữ học đoán thì hồi xưa chữ sông được phát âm như klông!*