Hình như tớ nhớ là hồi xưa tớ học địa lý cũng có khi dùng Hòang Liên Sơn, cũng có khi dùng "Phan-xi-păng" (ko thấy viết Fanxipan)
My 2 cents
Nhất tự vi sư , bán tự vi sư
---
1st Version:
Anyone who teaches me one word - even half a word - is still my teacher.
2nd Version:
Even he who teaches me the smallest bit can still be called my teacher
Please correct my grammar as you see fit. Much appreciated!
Hình như mọi người đố lão phu thì phải.
Fanxipan (đọc theo tiếng địa phương)là tên một đỉnh núi trong dãy núi Hoàng Liên sơn đó mà.
Khi nào các đại hiệp ngao du An nam, lão phu xin dẫn đường leo lên đó chơi.
Vậy ngọn Hoàng Liên Sơn là một ngọn khác nữa (nằm trong dãy HLS) phải không bác Quang ? Tớ nghe nói chữ fanxipan là tiếng Mông (H'mong) có nghĩa là cột chống trời.
Sáng đi, chiều về hay là ngủ lại trong đó bác ? Tớ cũng hay đi dã ngoại lắm, nếu có dịp chắc cũng phải leo thử ngọn HLS.
Nếu vậy thì cho kẻ ngu muội này hỏi. Tại sao gọi là Tam Tự Kinh? Phải chăng là mỗi câu có ba chữ? Câu hỏi ngu dốt, xin đừng cười.
Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư
Có gì đâu mà ngu dốt. tiên sinh cứ quá lời. VietnamNet còn sai nữa là....
"Kinh" nghĩa nguyên có nghĩa là sợi vải xuyên suốt một tấm vải dệt. Sau nó mở rộng ra là một khái niệm quán xuyến của một trào lưu hay một phương châm xuyên suốt một quá trình nào đó. Sau nữa khi triết học hình thành, nó có nghĩa là những cuốn sách bất biến về giá trị cũng như nội dung của một triết phái theo thời gian.
Tam tự Kinh chứa những triết lý làm người để dạy cho trẻ em khoảng từ 6 tuổi trở lên. Các tâm lý gia cổ cho rằng những câu văn có 3 từ thì người ta dễ nhớ hơn khi còn nhỏ, nó đại khái thế này:
Ngọc bất trácMong rằng giải thích như vậy tạm đủ.
bất thành khí
Nhân bất học
Bất tri lý
...
Tử bất học
Phi sở nghi
Ấu bất học
Lão hà vi
...
(Ngọc không mài giũa
Không thể thành đồ có giá trị
Người vô học
thì không hiểu được các giá trị đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu...
...
Người vô học
Không biết lấy cái gì làm thước đo, chuẩn mực
Lúc trẻ mà không học hỏi
thì lúc già không biết làm được gì có giá trị)
Tại sao chữ "tử" trong câu trên không phải là con? Mình hiểu câu "phu tử tòng tử". Chữ "tử" còn có ý nghĩa khác nữa sao? Xin cám ơn trước.
Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư
Tử có nhiều nghĩa:
Tử là con (danh từ), tử còn có nghĩa là chết (động từ) như trong câu "phu tử tòng tử" có ý nói lấy chồng thì theo chồng (xuất giá tòng phu), đến khi chồng chết thì theo con (lo cho con, lo nuôi con) chứ không tái giá, lấy chồng khác.
Xuất giá tòng phu = lấy chồng thì theo chồng
phu tử tòng tử = chồng chết thì ở vậy mà nuôi con
english-learner đã hiểu lầm câu hỏi rồi. Tôi dùng thí dụ "phu tử tòng tử" để giải thích là tôi đã hiểu cả hai nghĩa của chữ tử. Nhưng tôi đang hỏi là tại sao Quang dịch chữ tử là "người" Nên tôi muốn hỏi thêm thôi.
Tại sao chữ "tử" trong câu trên không phải là con? Mình hiểu câu "phu tử tòng tử". Chữ "tử" còn có ý nghĩa khác nữa sao? Xin cám ơn trước.
Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư