Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Chữ Nôm! - Page 2
Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 16 of 16

Thread: Chữ Nôm!

  1. #11
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by Qinshi View Post

    Nếu mình nhìn vào một vài chữ Nôm như chữ sông (sông cái) 滝/瀧, mình có thể thấy ngay một điều hơi lạ. Trong chữ Hán cũng như chữ Nôm thì đa số các chữ đều được tạo ra theo nguyên tắc ghép lại một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm. Ví dụ chữ 情 ghép lại hai phần: bên trái là chữ 忄(心) tâm tức là trái tim, còn bên phải là 青 thanh (thanh trong). Hai yếu tố ghép lại thành chữ 情 tình (tình yêu) vì phát âm giống giống như chữ thanh và chữ này có liên quan đến con tim.

    Thế nhưng chữ sông trong chữ Nôm lại gồm lại 氵(水) thuỷ tức là nước, và long 竜 hoặc 龍 tức là rồng. Điều này có thể chứng minh rằng hồi xưa cách phát của chữ sông không phải là sông mà lại gần với chữ long hơn. Theo các nhà ngôn ngữ học đoán thì hồi xưa chữ sông được phát âm như klông!*

    1. Về ngữ âm có thể nói "sông" phát âm giống với "long" (như"tình" giống với "thanh"), mặt khác, trong văn vần (thi, phú...) nó hợp vận.
    2. Còn về cách phát âm tiếng Việt cổ thì còn nhiều vấn đề tranh cãi, như "trời" (blời), "mẹ" (mệ...). Điển hình nhất là tên con sông Mekong. Sông này là sông ở châu Á xưa có cá sấu rất lớn mà người Minh Hương hoặc người Thái (sau khi bị hảo hán Lý Tuấn chiếm 3 năm) gọi là con sông có "mẹ Rồng" (Mekong). Xưa người Việt cổ (Mường, Việt Mường...) gọi rồng là klong.

    Bạn có thể xem thêm các nghiên cứu của Gs. Nguyễn Tài Cẩn (Ví dụ như cuốn "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán–Việt",...)

  2. #12
    doodoodaadaa
    Guest

    Default

    Very interesting topic

    but I've another question, thầy Quang nhình cái mặt gióng như là con khỉ đầu chó sói quá dẩy hihihihi

  3. #13
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Talking

    Quote Originally Posted by doodoodaadaa View Post
    Very interesting topic

    but I've another question, thầy Quang nhình cái mặt gióng như là con khỉ đầu chó sói quá dẩy hihihihi
    Mặt lão phu mà được như thế thì may quá.

    Đấy là biếm họa một vĩ nhân lấy từ một tờ báo của Đức!!!

  4. #14
    doodoodaadaa
    Guest

    Default

    Too bad all these intellectual talk can't do nothing to help the Vietnam country
    Why is it that the Chinese advance so much in everything and Vietnam just like standing still? After 35 years and nothing change much, just more cheap motorcycles from China, and more sick/disease

  5. #15
    Junior Member
    Join Date
    Dec 2011
    Posts
    26

    Cool

    Chào các bạn,
    Thấy các bạn thảo luận, tớ đây cũng thấy khoái nên nhảy vào lạm bàn, không biết các bạn có chịu không? Riêng chữ Nôm thì mới được phát kiến khoảng thế kỷ 13 mà đa số học giả xem Hàn Thuyên là người đầu tiên dùng chữ Nôm để viết tờ Văn tế Cá Sấu. Sau đến vua Tự Đức thì được phát triển mạnh với vài sáng kiến cho thêm dấu thanh vào. Chính yếu là dùng 2 chữ Hán ghép lại thành 1 chữ Nôm. Một chữ làm nghĩa và 1 chữ "phiên âm" để đọc âm Việt. Thí dụ: chữ "giòng" (trong giòng sông) thì có chấm thuỷ ở trước + dụng (dùng). Chữ "trời" thì dùng 2 chữ "thiên" + "thượng" ở dưới và đọc là "trời'.

    Riêng chữ "sống" của tiếng Việt thì người Tàu họ có 2 chữ: "hà" nghĩa sông nối sông (trong đât liền) và "giang" sông đổ ra biển. Chính chữ "giang" này là người Tàu mượn của người Việt nói riêng và của dân Đông Nam Á nói chung. Ngày trước mình nói là "krong, klong, kông" > "sông". Do vậy chúng ta thấy trong chữ "giang" của Tàu có trước là chấm thuỷ và sau đó là chữ "công" (công nhân, công việc, công suất, công nghệ, ...). Bây giờ còn sót lại sông Mê kông (Mekong) khi đổ qua Việt Nam thì gọi là Cửu Long.

    Nay tôi đố các bạn, chữ Nôm tự nó nghĩa là gì? Sau đó thêm vào "nôm na". Nôm na nghĩa là gì?

    Cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc đến giòng này.

    Duy Nguyên
    Last edited by duynguyen; 01-21-2012 at 09:31 PM.

  6. #16
    Member dragonwing04's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Europe
    Posts
    45

    Default

    Quote Originally Posted by Qinshi View Post
    Tiên sinh phát nguồn từ tiếng Hán, mà ngày nay trong tiếng Hoa, Nhật và Hàn vẫn còn dùng nó để gọi lễ phép cho các thầy giáo hoặc người đàn ông cùng thế hệ với cha mẹ mình.

    先生 [Quan Thoại: xian sheng, Quảng Đông: sin saang]
    先生/せんせい [Nhật: sen sei]
    先生/선생 [Hàn: seon saeng]

    Âm /s//sh/ tức là chữ xs trong chữ Việt đã biến thành âm tth trong khá nhiều chữ Hán-Việt như:

    先西四死 [xian/sin, xi/sai, si/sei, si/sei] = tiên (trước), tây (phương tây), tứ (bốn), tử (chết).
    石市書手 [shi/sek, shi/si, shu/syu, shou/sau] = thạch (hòn đá), thị (chợ), thư (thư pháp), thủ (tay).

    ---------------------------------------------------

    Nếu mình nhìn vào một vài chữ Nôm như chữ sông (sông cái) 滝/瀧, mình có thể thấy ngay một điều hơi lạ. Trong chữ Hán cũng như chữ Nôm thì đa số các chữ đều được tạo ra theo nguyên tắc ghép lại một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm. Ví dụ chữ 情 ghép lại hai phần: bên trái là chữ 忄(心) tâm tức là trái tim, còn bên phải là 青 thanh (thanh trong). Hai yếu tố ghép lại thành chữ 情 tình (tình yêu) vì phát âm giống giống như chữ thanh và chữ này có liên quan đến con tim.

    Thế nhưng chữ sông trong chữ Nôm lại gồm lại 氵(水) thuỷ tức là nước, và long 竜 hoặc 龍 tức là rồng. Điều này có thể chứng minh rằng hồi xưa cách phát của chữ sông không phải là sông mà lại gần với chữ long hơn. Theo các nhà ngôn ngữ học đoán thì hồi xưa chữ sông được phát âm như klông!*
    Qua hay! Minh giong ban day! Muon hoc chu han, chu nom va cung dang hoc tieng quan thoai! haha

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •