Originally Posted by
The Interpreter
Cám ơn Quang đã giải thích cặn kẽ.
Giáo Chi Đạo,
Quí dĩ chuyên
Tích Mạnh mẫu
Trạch lân xử
Tử Bất Học,
Đoạn cơ trữ
Dạy cái đạo,
Quí lấy chuyên
Mẹ thầy Mạnh
Lựa láng giềng
Con chẳng học
Chặt khung thoi
Xin giải thích dùm mấy câu này luôn
Tôi xin giải thích hơi không có vần, nhưng đủ nghĩa:Dạy một tư tưởng, một giáo lý thì cần nhất là chăm chỉ và không phân tán.
Chuyện ngày xưa, mẹ của Mạnh tử phải chọn láng giềng để làm nơi ở.
Khi thấy con lười học mới chặt khung cửi để làm một bài học cho con.
"Trạch lân" và "đoạn cơ trữ" là 2 trong số rất nhiều điển cố về giáo dục cổ của Nho gia.
"Trạch lân" (hay còn gọi là "Mạnh mẫu tam thiên") kể lại chuyện mẹ của Mạnh tử (Manh Kha) chuyển nhà 3 lần để cho con mình có một môi trường giáo dục tốt.
Theo Liệt Nữ truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.Mẹ của Mạnh Kha là Chương thị, thấy thế thì nói rằng :
- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.
Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ. Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :
- Chỗ nầy cũng không phải là chỗ để con ta ở được.
Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :
- Chỗ nầy con ta ở được.
Một hôm, Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cửi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
Mạnh mẫu đáp :
- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.
Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến. "Đoạn cơ trữ" là vậy!