Quote Originally Posted by Qinshi View Post

Nếu mình nhìn vào một vài chữ Nôm như chữ sông (sông cái) 滝/瀧, mình có thể thấy ngay một điều hơi lạ. Trong chữ Hán cũng như chữ Nôm thì đa số các chữ đều được tạo ra theo nguyên tắc ghép lại một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm. Ví dụ chữ 情 ghép lại hai phần: bên trái là chữ 忄(心) tâm tức là trái tim, còn bên phải là 青 thanh (thanh trong). Hai yếu tố ghép lại thành chữ 情 tình (tình yêu) vì phát âm giống giống như chữ thanh và chữ này có liên quan đến con tim.

Thế nhưng chữ sông trong chữ Nôm lại gồm lại 氵(水) thuỷ tức là nước, và long 竜 hoặc 龍 tức là rồng. Điều này có thể chứng minh rằng hồi xưa cách phát của chữ sông không phải là sông mà lại gần với chữ long hơn. Theo các nhà ngôn ngữ học đoán thì hồi xưa chữ sông được phát âm như klông!*

  1. Về ngữ âm có thể nói "sông" phát âm giống với "long" (như"tình" giống với "thanh"), mặt khác, trong văn vần (thi, phú...) nó hợp vận.
  2. Còn về cách phát âm tiếng Việt cổ thì còn nhiều vấn đề tranh cãi, như "trời" (blời), "mẹ" (mệ...). Điển hình nhất là tên con sông Mekong. Sông này là sông ở châu Á xưa có cá sấu rất lớn mà người Minh Hương hoặc người Thái (sau khi bị hảo hán Lý Tuấn chiếm 3 năm) gọi là con sông có "mẹ Rồng" (Mekong). Xưa người Việt cổ (Mường, Việt Mường...) gọi rồng là klong.

Bạn có thể xem thêm các nghiên cứu của Gs. Nguyễn Tài Cẩn (Ví dụ như cuốn "Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán–Việt",...)