Đây là một câu nói của Tăng Sâm (Tăng tử) nên phải liệt nó vào danh ngôn.
"Sư" đương nhiên là người thầy, còn "Đạo" thì rất nhiều nghĩa và tôi tổng hợp được từ các nền Văn hóa liên quan đến Văn hóa Trung QUốc thì như sau:
Đạo:
- Là một lý tưởng sống, là kim chỉ nam tốt đẹp cho mọi hành vi xử thế (Theo Lão - Trang)
- Là phương cách hành động đúng đắntrong một lĩnh vực nào đó, nghĩa này đặc biệt được dùng nhiều ở Nhật Bản. Các từ như "Đạo quân tử", "đạo làm người" là theo nghĩa này.
- Là kiến thức cụ thể của một ngành học thuật.
Theo những nghĩa trên, "tôn sư trọng đạo" có hai nghĩa:
- Đó là hai vế tương đương: "Tôn sư" và "trọng đạo" Tôn kính người chỉ bảo, truyền thụ lý thuyết giúp mình hoàn thiện hơn và trân trọng những lý tưởng sống cao đẹp
- Theo thứ tự thừa tiếp: "Tôn sư" cho nên "trọng đạo", tôn kính người thầy nên trân trọng những gì thầy truyền dạy.
Tôi thấy nên tham khảo cả hai nghĩa, vì câu này viết theo kiểu "bạch văn" (không có ngắt câu, chấm phẩy) nên có thể hiểu theo hai cách, và đó chính là sự súc tích của cổ ngữ.
Tôi rất trân trọng những người ham hiểu biết như bạn.