Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Hero Of Vietnamese !!!
Page 1 of 4 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 35

Thread: Hero Of Vietnamese !!!

  1. #1
    Senior Member dethuong_x0x's Avatar
    Join Date
    Aug 2007
    Posts
    1,762

    Default Heros Of Vietnamese !!!

    Các bác ơi có ai biết gì về chuyến hành quân thần tốc bí ẩn của Nguyễn Huệ từ Trung ra Bắc hem ?
    Last edited by dethuong_x0x; 12-15-2007 at 12:50 AM.

  2. #2
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Có 3 lần Nguyễn Huệ hành quân ra bắc đều thần tốc, ý cô nương muốn hỏi lần nào?

  3. #3
    Senior Member dethuong_x0x's Avatar
    Join Date
    Aug 2007
    Posts
    1,762

    Default

    Hờ hờ !!! bác Quang hiểu biết lịch sử quá Thế mà tớ cứ tuởng có 1 lần . Lỡ rồi thui bác giúp em trả lời cả 3 cho trọn .

    Thank you !!!

  4. #4
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default Lý Thường Kiệt

    *Nguyên bản tiếng Hán:
    南國山河
    南 國 山 河 南 帝 居
    截 然 定 分 在 天 書
    如 何 逆 虜 來 侵 犯
    汝 等 行 看 取 敗 虛
    *Bản phiên âm Hán-Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
    *Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    *Dị bản khác:

    *Phiên âm Hán - Việt:
    Nam quốc sơn hà
    Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
    Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
    Bạch nhận thiên hành phá trúc dư Bản dịch thơ:
    *Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam, nam đế ngự
    Sách trời định phận rõ non sông
    Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
    Bay hãy chờ coi chuốc bại vong

    Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981.

    Các tác giả cho rằng: Sử sách đều chép Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng không nói ông là tác giả. Như vậy, các tác giả kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống.

    Bằng nhiều dẫn chứng, các tác giả khẳng định bài thơ được sáng tác thời Tiền Lê và cũng được Lê Hoàn vận dụng, trong đó bài thơ có một vài chữ sai khác với văn bản mọi người thường biết.

    Muốn xem thêm chi tiết vào đây
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  5. #5
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Lão phu lười typing lắm, nhất là cái này có đầy trong sách công khai, nhất là trước 1975 Hoa Bằng có cuốn "Quang Trung - Nguyễn Huệ" rất đầy đủ. Phải chịu khó mà đọc thôi (mặc dù cái này với đa số bạn trẻ là khó khăn).
    Lão phu chỉ nói sơ qua để cô nương có hướng đọc cho nhanh:
    • Lần ra Bắc thứ nhất năm 1786 (lúc đó ông mời 33 tuổi) dưới danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", dẹp chúa Trịnh, lấy Lê Ngọc Hân rồi lui về Thuận Hóa (nay là Phan Rang - Phan Thiết).
    • Lần bắc chinh thứ hai năm 1787 ra bắc trừng trị Nguyễn Hữu Chỉnh, lần này ông chỉ ra tới Nghệ An. Tướng của ông - Vũ Văn Nhậm mới ra đến Thăng Long.
    • Lần thứ ba thì nhiều người biết, mọi người thông cảm cho tính lười typing của lão phu. Nhưng có thêm chi tiết là sau đó vua Quang Trung viết thư sai sứ sang trung Quốc xin lỗi Càn Long, rồi được ông vua kia cho một cái áo (có truyền thuyết là cái áo bị tẩm độc hay yểm bùa gì đó).

    Mong đại xá cho cái chữ lười của bọn sĩ phu Bắc Hà.

  6. #6
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Lão phu sẽ tìm gấp cái cuốn kia ("Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn"), nhưng mà các cứ liệu chắc khó tin. Hồi đó các văn bản ít lắm, chưa kể cái ông võ quan này lại có thể làm một bài thơ hay đến thế trong khi chưa từng làm bài nào.

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    390

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Muốn xem thêm chi tiết vào đây

    Thank you very much LtDra. I didn't know that "Wikipedia tiếng Việt" existed.

  8. #8
    Senior Member dethuong_x0x's Avatar
    Join Date
    Aug 2007
    Posts
    1,762

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    *Bản dịch thơ:
    Sông núi nước Nam
    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời.
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
    Thích nhất câu chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

  9. #9
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Các vị giàu lòng tự tôn dân tộc ơi, có ai cho tôi thông tin về Trần Thủ Độ với, nhất là các thông tin quý hiếm. mà sao ông này không được đặt tên cho đường, phố nhỉ?

  10. #10
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Các vị giàu lòng tự tôn dân tộc ơi, có ai cho tôi thông tin về Trần Thủ Độ với, nhất là các thông tin quý hiếm. mà sao ông này không được đặt tên cho đường, phố nhỉ?
    Vào đây xem chi tiết hơn


    Tiểu sử
    Theo gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh dời đến ở hương Tức Mạc (Nam Định), lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh còn Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang và Trần Thủ Độ. Như vậy Trần Thủ Độ là cháu của Trần Lý, em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh.


    Sự nghiệp

    Sắp đặt ngôi vua
    Họ Trần bắt đầu tham gia chính sự từ sau loạn Quách Bốc năm 1209 - 1210 thời Lý Cao Tông vì có công dẹp loạn và tôn phò thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Quyền hành họ Trần ban đầu trong tay Trần Tự Khánh.

    Là em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ đồng thời là võ tướng dưới quyền Trần Tự Khánh đánh dẹp các lực lượng nổi dậy cát cứ cuối thời Lý. Năm 1213, Trần Thủ Độ theo Tự Khánh đánh kinh đô Thăng Long và thắng trận, sau đó lại đánh thắng hai tướng cát cứ ở vùng Hồng châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi trong lúc trên đường đi trấn nhậm Lạng ải.

    Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.

    Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung chỉ có 1 con gái tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Ông ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.

    Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225. Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ. Thượng hoàng Huệ Tông bị ép đi tu, truất làm sư Huệ Quang.

    Nhà Trần thành lập, ông được phong là Thống quốc thái sư, lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần.

    Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều. Ông giết vua nhà Lý là Lý Huệ Tông và thủ tiêu nhiều tôn thất nhà Lý [2], bắt những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt hậu hoạ.


    Thái sư nghiêm minh
    Trần Thủ Độ làm quan rất nghiêm minh, khi Thiên Cực công chúa có xin riêng cho một người làm Câu Đương, ông nhận lời. Đến lúc xét, ông gọi người ấy lên mà bảo: "ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu Đương nên không thể so với người khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt." Người ấy sợ quá xin mãi mới được tha. Từ ấy không ai dám đến nhà riêng xin xỏ nữa.

    Vợ Trần Thủ Độ là Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung khi đi ngang qua cung cấm thì bị một người lính chạy cờ ngăn lại. Bà trở về nhà thuật lại và khóc: "...Mụ này là vợ ông mà bị bọn quan khinh nhờn như vậy!" Trần Thủ Độ tức giận sai bắt người lính chạy cờ về trị tội. Nhưng sau khi nghe người này trình bày nguyên do thì ông cười và nói: "Ngươi ở dưới cấp thấp mà biết giữ phép nước, ta còn trách gì nữa", sau đó ban thưởng cho người này.

    Lại có người thấy ông có nhiều quyền uy trong triều, vào gặp Thái Tông tâu rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?"[3]. Thái Tông lập tức đưa người ấy đến dinh Thủ Độ, nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ nghe. Thủ Độ trả lời: "Đúng như những lời hắn nói."[4]. Rồi lấy tiền lụa thưởng cho người ấy.


    Vì cơ nghiệp lâu dài của họ tộc
    Để ngăn ngừa sự nhen nhóm nổi lên của các lực lượng chống đối, Trần Thủ Độ đặt ra quy định khoanh vùng các làng ở nông thôn, tạo ra sự ngăn cách từng làng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhiều đời sau các làng mạc Việt Nam chỉ phát triển khép kín trong lũy tre làng, không giao lưu, mở mang được với bên ngoài.[5]

    Vua Thái Tông và hoàng hậu Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) lấy nhau đã lâu chưa có con. Năm 1236, Trần Thủ Độ liền ép Thái Tông lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên - vợ Trần Liễu, chính là chị ruột của Chiêu Thánh vì Thuận Thiên đã có mang sẵn với Trần Liễu được 3 tháng. Việc đó khiến Trần Liễu thù hận cất quân nổi loạn và Trần Thái Tông toan bỏ đi tu. Nhưng trước sức ép cứng rắn của Trần Thủ Độ, Thái Tông quay trở lại ngôi vua, còn Trần Liễu sau khi thất bại cũng phải hàng phục và được phong làm An Sinh vương ở Chí Linh (Hải Dương).

    Tuy nhiên, người con của Trần Liễu mà Trần Thủ Độ sắp đặt để làm con Trần Cảnh là Trần Quốc Khang sinh ra năm 1236 cũng không được làm thái tử dù là con trưởng. Năm 1240, Thái Tông sinh được Trần Hoảng, lập làm thái tử và sau trở thành vua Trần Thánh Tông.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •