Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Ruot dau chin chieu
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Ruot dau chin chieu

  1. #1
    duyphuong
    Guest

    Thumbs up Ruot dau chin chieu

    Xin quy cao thu nao dich giup cho cau tho sau, cam on nhieu:

    "Chieu chieu ra dung ngo sau, nho ve que me ruot dau chi chieu"

    Thanks

  2. #2
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2010
    Location
    The Milky Way
    Posts
    275

    Default

    Chiều chiều ra đứng đầu ao
    Nhớ về quê mẹ, ruột đau chín chiều

    Chiều không phải là buổi chiều mà là chiều hướng. Trong văn chương có từ "cửu phương." Theo câu trên, tác giả muốn biểu thị sự đau đớn trong thân xác. Người Á Đông, điển hình là người Việt Nam, xem khúc ruột nó rất là quan trọng. Khúc ruột nó gắn liền với sự sống và những điều quan trọng đối với bản thân như câu "đồng tiền gắn liền với khúc ruột" hoặc "họ hàng ruột thịt." Chín chiều tiêu biểu cho Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, và Trung Ương.

    Cũng như sự tượng trưng của câu "ngũ mã phanh thây," khi mà dùng chiều hướng làm đau đớn kẻ khác. Người nhớ về quê mẹ đau lòng quá độ nên dùng cách ẩn dụ trong văn chương để nói lên cái đau đớn trong sự giới hạn của âm ngữ.

    That's just my take on it. I could be completely wrong.

  3. #3

    Default

    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post
    Chiều chiều ra đứng đầu ao
    Nhớ về quê mẹ, ruột đau chín chiều

    Chiều không phải là buổi chiều mà là chiều hướng. Trong văn chương có từ "cửu phương." Theo câu trên, tác giả muốn biểu thị sự đau đớn trong thân xác. Người Á Đông, điển hình là người Việt Nam, xem khúc ruột nó rất là quan trọng. Khúc ruột nó gắn liền với sự sống và những điều quan trọng đối với bản thân như câu "đồng tiền gắn liền với khúc ruột" hoặc "họ hàng ruột thịt." Chín chiều tiêu biểu cho Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, và Trung Ương.

    Cũng như sự tượng trưng của câu "ngũ mã phanh thây," khi mà dùng chiều hướng làm đau đớn kẻ khác. Người nhớ về quê mẹ đau lòng quá độ nên dùng cách ẩn dụ trong văn chương để nói lên cái đau đớn trong sự giới hạn của âm ngữ.

    That's just my take on it. I could be completely wrong.
    Theo tôi giải thích kiểu này chỉ thêm rối rắm. Chiều chiều đây chính là buổi xế chiều, đơn giản như vậy thôi. chứ diễn giải dài dòng thêm thắt ý tưởng bác học vào thì sai ý câu ca dao bình dân này
    Riêng từ chín chiều trong câu ca dao này có thể là chín chiều hướng như interpreter diễn giải mà cũng có thể mô tả cảm giác nổi buồn khiến cho buổi chiều như càng thêm ảm đạm, thê lương. Cái cảm giác buồn khiến cho khúc ruột ta nóng như lửa như bị nướng chín!
    It's only my own opinion.

    Ngũ mã phanh thây là một hình phạt có thật thời xưa ở Trung Quốc, tội phạm bị xé xác bởi 5 con ngựa. Đây là hình phạt đau đớn kinh khủng có thể nói là sánh bằng với hình phạt tùng xẻo thời Mãn Thanh.

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2010
    Location
    The Milky Way
    Posts
    275

    Default

    Tôi cho rằng ai cũng hiểu "chiều chiều" cho nên phần diễn giải chỉ tập trung vào chữ "chín chiều" thôi. Tôi cũng như thằng mù lần mò trong kho tàng văn chương Việt Nam. Tiếng Việt quả thật là phong phú.

  5. #5
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post
    Chiều chiều ra đứng đầu ao
    Nhớ về quê mẹ, ruột đau chín chiều

    Chiều không phải là buổi chiều mà là chiều hướng. Trong văn chương có từ "cửu phương." Theo câu trên, tác giả muốn biểu thị sự đau đớn trong thân xác. Người Á Đông, điển hình là người Việt Nam, xem khúc ruột nó rất là quan trọng. Khúc ruột nó gắn liền với sự sống và những điều quan trọng đối với bản thân như câu "đồng tiền gắn liền với khúc ruột" hoặc "họ hàng ruột thịt." Chín chiều tiêu biểu cho Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, và Trung Ương.

    Cũng như sự tượng trưng của câu "ngũ mã phanh thây," khi mà dùng chiều hướng làm đau đớn kẻ khác. Người nhớ về quê mẹ đau lòng quá độ nên dùng cách ẩn dụ trong văn chương để nói lên cái đau đớn trong sự giới hạn của âm ngữ.

    That's just my take on it. I could be completely wrong.
    Quote Originally Posted by duyphuong View Post
    Xin quy cao thu nao dich giup cho cau tho sau, cam on nhieu:

    "Chieu chieu ra dung ngo sau, nho ve que me ruot dau chi chieu"

    Thanks
    Hình như 2 câu này là vầy
    Chiều chiều ra đứng bờ ao ( hoặc là cửa sau)
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
    Bài thơ này ngụ ý nói về người con gái đi làm dâu quê người, vì là phận làm dâu nên bổn phận luôn luôn ở dưới bếp, ở nhà sau cho nên mới "đứng cửa sau" hay "đứng bờ ao" (thường thường ở sau nhà luôn có cái ao cá nên cửa sau hay bờ ao đều là ở đằng sau thôi) rồi trông/ngó về quê mẹ mà đau lòng. Cái câu "ruột đau chín chiều" theo Ltdra nghĩ nó chỉ đơn giãn là thể hiện sự đau đớn tột cùng trong lòng của người con nhớ mẹ. Con số chín ở đây là biểu tượng cho sự tối đa, tột cùng ... giống như ngày xưa ông bà thường nói "ngôi cao chín bệ" (cửu đỉnh chí tôn), Trời cao 9 bậc, hoặc là chín nhớ mười thương ....
    Phải không nhỉ ??!!!
    Last edited by LtDra; 02-17-2010 at 10:45 PM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  6. #6
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Hình như 2 câu này là vầy
    Chiều chiều ra đứng bờ ao ( hoặc là cửa sau)
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
    Bài thơ này ngụ ý nói về người con gái đi làm dâu quê người, vì là phận làm dâu nên bổn phận luôn luôn ở dưới bếp, ở nhà sau cho nên mới "đứng cửa sau" hay "đứng bờ ao" (thường thường ở sau nhà luôn có cái ao cá nên cửa sau hay bờ ao đều là ở đằng sau thôi) rồi trông/ngó về quê mẹ mà đau lòng. Cái câu "ruột đau chín chiều" theo Ltdra nghĩ nó chỉ đơn giãn là thể hiện sự đau đớn tột cùng trong lòng của người con nhớ mẹ. Con số chín ở đây là biểu tượng cho sự tối đa, tột cùng ... giống như ngày xưa ông bà thường nói "ngôi cao chín bệ" (cửu đỉnh chí tôn), Trời cao 9 bật, hoặc là chín nhớ mười thương ....
    Phải không nhỉ ??!!!
    Đúng vậy!
    Ngoài ra, để diễn tả sự đau đớn thì "Sưu Thần ký" (Trung Quốc) và truyện Kiều đều có tích "đoạn trường" (đứt ruột) để diễn tả nỗi đau khổ mà không bày tỏ ra được (khóc lóc, gào thét...). Đôikhi trong văn học từ ngữ cònleej thuộc vào niêm luật nữa. Tôi thì chỉ hiểu là người con dâu này hết chiều này tới chiều khác ra cửa sau nhìn về nhà mẹ mà đau lòng, có thể 9 buổi chiều mà có thể hơn, đau buồn người ta cũng chả quan tâm tới toán học.

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2010
    Location
    The Milky Way
    Posts
    275

    Default

    Thật ra thì ai cũng hiểu hai câu trên dùng để diễn tả sự đau đớn của người nhớ quê. Nhưng hai chữ "chín chiều" thì hơi mờ ảo. Chúng ta khó biết ngụ ý của tác giả nên ai cũng lần mò để mà diễn giải...

    Nhưng càng nghĩ thì càng...tức. Cho nên tôi bèn gọi điện thoại đến nhà một cựu giáo sư đại học văn hoá (thầy đã chỉ dẫn Việt ngữ cho tôi) đang cư ngụ tại Thuỵ Điển. Không ngờ người nhà cho hay là ông đã qua Phần Lan. Tôi vẫn không cam bèn gọi ông ta qua điện thoại di động. Khi gọi được ổng thì tôi mừng rỡ liền bắt chuyện ngay.

    Thầy vừa mừng vừa tủi. Mừng vì lâu ngày mới nói chuyện được với người quen Tủi vì có chuyện tôi mới gọi Sau khi trách tôi vài câu thì ông bèn giải thích:

    "Ruột đau chín chìu" không phải là "cửu phương" mà tôi đã giải. Lúc này thì tới tôi tủi Ông ta nói tiếp "ruột đau chín chìu" cũng không phải chín cái buổi chiều. Nghe vậy tôi cũng hơi mát bụng tại vì không phải chỉ có mình sai. Sau đây là câu giải thích của ông:

    Theo giáo sư văn chương sinh ngữ Trịnh Vân Thanh trong cuốn Thành Ngữ Điển Tích, trong văn chương có "Cửu Hồi Trường" hoặc "Cửu Hồi Tràng" có nghĩa là "Ruột Chín Chìu." Người ta thường nói: "chín chìu ruột đau" là dùng để tiêu biểu cho sự nhớ nhung vô cực. Câu đó tượng trưng cho sự đau đớn như ruột quặn thắt lại.

    Ông ta còn nhấn mạnh là C H Ì U chớ không phải là "chiều."

  8. #8
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Xin các bác tham khảo bài viết bên dưới. Ltdra thấy tg VTH đã phân giải khá là mạch lạc.
    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=388525
    Hiểu và giải thích cụm từ ‘chín chiều ‘ như thế nào?
    Vương Trung Hiếu


    Ca dao Việt Nam là thể loại thơ dân gian đầy chất trữ tình. Phần lớn những bài ca dao Việt Nam có cách diễn đạt mộc mạc và giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Tuy nhiên, muốn hiểu chính xác từng từ trong ca dao không phải là chuyện đơn giản đối với mọi người. Có những câu ca dao chúng ta nhận thấy rất quen thuộc, nhưng lắm cách giải thích và cách hiểu khác nhau. Chúng ta thử điểm qua vài quan điểm lý giải câu ca dao sau đây:

    Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

    Trong câu lục, ta dễ nhận thấy từ “chiều chiều” nghĩa là mỗi buổi chiều. Nhiều câu ca dao khác cũng mở đầu bằng công thức như thế.

    Chiều chiều ra đứng Ải Vân
    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn.

    Chiều chiều ra đứng bờ sông
    Kẻ kéo ngửa ngực người không động mình.

    Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
    Nhớ người áo gấm khăn điều vắt vai
    v.v.

    Nhưng trong câu bát, cụm từ “chín chiều” (có nơi đọc là chín chìu) đã tạo nên bốn quan điểm giải thích khác nhau. Chúng ta không xét trường hợp xem từ “chiều” trong câu bát là động từ. Từ “chiều” ở đây không có nghĩa là theo ý muốn của người khác như từ “chiều” trong hai câu:

    Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
    (Nguyễn Du)

    Lối đi về hoa chẳng chiều ong
    (Ôn Như Hầu)

    Cụm từ “chín chiều” được công nhận là cụm danh từ.

    Quan điểm thứ nhất cho rằng, từ “chiều” dùng để chỉ khoảng thời gian từ quá trưa đến gần tối (buổi chiều) như “chiều” trong hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm.
    ..Bóng chiều đã ngả dặm hoè còn xa.

    Còn từ “chín” trong cụm từ “chín chiều” là số từ (chỉ số lượng xác định) biểu thị cho “rất nhiều” (chỉ số lượng không xác định). Quan điểm này giải thích: Một buổi chiều, hai buổi chiều, ba buổi chiều cho tới chín buổi chiều là rất nhiều buổi chiều, tác giả câu ca dao đã trông về quê mẹ và cảm thấy đau lòng, nhớ thương chồng chất.

    Quan điểm thứ hai lại phủ nhận từ “chiều” ở phạm trù thời gian. Họ nhấn mạnh đến phạm trù không gian của tình cảm, không gian của tâm lý con người. “Chiều” chính là “bề”, nhưng không đơn thuần như chiều cao, chiều dài, chiều ngang.

    “Ruột đau chín chiều” là nỗi đau chín bề trong ruột. Ý nói bề thì thương cha thương mẹ, bề thì nhớ người yêu, bề thì buồn khi xa quê nhà…

    Quan điểm thứ ba lại khác hẳn, “chiều” được hiểu là “dáng, vẻ” như trong truyện Kiều hay Cung Oán ngâm khúc:

    Thoắt đâu thấy một tiểu Kiều
    Có chiều phong vận, có chiều thanh tân
    (truyện Kiều)

    Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ
    (Cung oán ngâm khúc)

    “Ruột đau chín chiều” là chín vẻ đau khác nhau, là chín tầng độ, chín cung bậc buồn thương xuất phát từ trái tim của tác giả.

    Thật ra, theo tôi, quan điểm giải thích chính xác nhất thì “chín chiều” là chín nấc ruột (Les neuf replis des entrailles). “Chín chiều” ở đây giống như “chín khúc” trong câu:

    Khi vò chín khúc khi chau đôi mày
    (Nguyễn Du).

    Hoặc như “chín hồi” trong câu:

    Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ
    (Nguyễn Du).

    Nếu giải thích nghĩa của từ theo quan điểm ngôn ngữ và lời nói thì cụm từ “chín chiều” được hiểu theo nghĩa đen (Sens Propre) là “chín nấc ruột”, nghĩa bóng (Sens Figuré) là lòng người, tâm hồn con người.

    Nói một cách rõ ràng hơn, ruột là cái cụ thể biểu thị cho tâm hồn (cái trừu tượng). Ruột và tâm hồn của tác giả câu ca dao có sự tương đồng về trạng thái (nỗi đau), cho nên, “ruột đau chín chiều” là một ẩn dụ (métaphore).

    Như vậy, câu ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau. Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều” nhằm diễn tả tâm trạng của tác giả khi ngó về quê mẹ mỗi buổi chiều.

    Tâm trạng đó chính là nỗi nhớ thương ray rứt đến quặn đau cả tâm hồn.

    Nhìn chung, bốn quan điểm nêu trên đều thống nhất ở chỗ công nhận “nỗi đau thể xác” (ruột đau) của tác giả biểu thị cho “nỗi đau tinh thần” (tâm hồn đau), nhưng do cách hiểu cụm từ “chín chiều” không đồng nhất với nhau nên đã tạo ra nhiều cách giải thích khác nhau. Mục đích của bài viết này nhằm xác định lại quan điểm nào được xem là chính xác nhất hiện nay.
    Vương Trung Hiếu
    (Nguồn: vannghesongcuulong.org)
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  9. #9
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by The Interpreter View Post
    Theo giáo sư văn chương sinh ngữ Trịnh Vân Thanh trong cuốn Thành Ngữ Điển Tích, trong văn chương có "Cửu Hồi Trường" hoặc "Cửu Hồi Tràng" có nghĩa là "Ruột Chín Chìu." Người ta thường nói: "chín chìu ruột đau" là dùng để tiêu biểu cho sự nhớ nhung vô cực. Câu đó tượng trưng cho sự đau đớn như ruột quặn thắt lại.

    Ông ta còn nhấn mạnh là C H Ì U chớ không phải là "chiều."
    Ngài giáo sư có thể có lý, nhưng vấn đề là hầu như tất cả sách, báo, tài liệu lưu trữ đều ghi là "chiều". Cho nên ngài G/S có nhấn mạnh đi nữa cũng không mấy thuyết phục ấy mà.

    Ở đây, chắc hẳn không ít người hiểu rằng khi muốn chuyển dịch một đoạn văn mình cần phải biết rõ ngữ cảnh của đoạn văn đó thì mới có thể goị là dịch đúng. Huống hồ chi một đoạn ca dao đã lưu truyền từ bao đời, ai là tác giả? một hay nhiều người đã chỉnh sửa nguyên bản mất rồi ?... có lẽ tác giả hay các tác giả của bài thơ cũng chẳng có quan tâm mấy khi viết xuống chữ ấy. Điều quan trong là ý nghĩa bài thơ vẫn còn rành rạnh ra đó ai nghe qua cũng hiểu hết, đâu có vấn đề gì phải không ?!

    Nói tới ngữ cảnh, làm Ltdra liên tưởng tới mấy mẩu chuyện cười dân gian VN, chắc các bác cũng biết mấy đoạn thơ trong mẩu truyện "chàng ngốc học khôn" chứ, như là:

    "Thanh thanh ngồi đám cỏ xanh hơn ngồi chiếu manh"
    hay là
    "Thượng điền tích thuỷ hạ điền khan"
    v.v....

    Có phải chàng ngốc thật may mắn đã vận dụng đúng hoàn cảnh để cuối cùng lấy lại được cô vợ về ?
    Last edited by LtDra; 02-18-2010 at 04:33 AM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  10. #10
    Senior Member
    Join Date
    Jan 2010
    Location
    The Milky Way
    Posts
    275

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Ngài giáo sư có thể có lý, nhưng vấn đề là hầu như tất cả sách, báo, tài liệu lưu trữ đều ghi là "chiều". Cho nên ngài G/S có nhấn mạnh đi nữa cũng không mấy thuyết phục ấy mà.

    Ở đây, chắc hẳn không ít người hiểu rằng khi muốn chuyển dịch một đoạn văn mình cần phải biết rõ ngữ cảnh của đoạn văn đó thì mới có thể goị là dịch đúng. Huống hồ chi một đoạn ca dao đã lưu truyền từ bao đời, ai là tác giả? một hay nhiều người đã chỉnh sửa nguyên bản mất rồi ?... có lẽ tác giả hay các tác giả của bài thơ cũng chẳng có quan tâm mấy khi viết xuống chữ ấy. Điều quan trong là ý nghĩa bài thơ vẫn còn rành rạnh ra đó ai nghe qua cũng hiểu hết, đâu có vấn đề gì phải không ?!

    Nói tới ngữ cảnh, làm Ltdra liên tưởng tới mấy mẩu chuyện cười dân gian VN, chắc các bác cũng biết mấy đoạn thơ trong mẩu truyện "chàng ngốc học khôn" chứ, như là:

    "Thanh thanh ngồi đám cỏ xanh hơn ngồi chiếu manh"
    hay là
    "Thượng điền tích thuỷ hạ điền khan"
    v.v....

    Có phải chàng ngốc thật may mắn đã vận dụng đúng hoàn cảnh để cuối cùng lấy lại được cô vợ về ?
    Ngài giáo sư nói sai hay đúng thì tôi không biết nhưng có lý. Khẳng định ai trong chúng ta khi nghe hai câu ca dao trên đều thấu hiểu nỗi lòng đau quặn của tác giả. Tôi cũng khẳng định là duyphuong khi hỏi chúng ta diễn giải hai câu ca dao trên cũng nhận thức được nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Nhưng có điều là người hỏi muốn chúng ta giải thích tường tận bốn chữ cuối của câu bát. Tôi nghĩ trong khuông khổ nhỏ nhoi của forum này thì chúng ta cũng sẽ không thể nào đi đến kết luận vững chắc được. Cho nên tôi tạm ngưng ở đây.

    Nhưng khi kiểm lại thì tuy tiếng Việt mình phong phú, nhưng chính tả vẫ còn "lọng cọng" Chẳng hạn như "sĩ và sỹ, lý & lí, dòng & giòng, dùm & giùm"...v.v. đều không được định rõ. (Theo tôi thì "Bác Sĩ", "Dòng Sông", "Vô Lý", "Làm Dùm." Nhưng trong sách báo những từ trên đều bị "xài tùm lum" hết.) Cho nên "chìu & chiều" cũng có lẽ là "nạn nhân" của sự mờ ảo này. Tôi lục lại cuốn thành ngữ in năm 1966 thì quả thật là "chín chìu". Chẳng lẽ "chìu hướng" và "buổi chiều" thì mới đúng? Nhưng đó chỉ là lời suy đoán vô căn cứ mà thôi.

    Và để trở lại "ruột đau chín chiều" thì tôi đến đây xin giơ tay đầu hàng!
    Hiểu hay không thì tuỳ ngươi, đừng hỏi nhiều!
    Last edited by The Interpreter; 02-18-2010 at 06:39 AM.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •