Tôi dang du lịch tại nước Úc,muốn mua"Gạo Lứt",Không biết 2 chử chuyển sang Tiếng Anh gọi là sao?Tôi dùng Vietnamese-English trong Website Google,họ nói không là nghỉa gì,Olinda xin các vị nào thông hiểu nhiều về"GẠO"giúp dùm một tay.Cám Ơn.
Tôi dang du lịch tại nước Úc,muốn mua"Gạo Lứt",Không biết 2 chử chuyển sang Tiếng Anh gọi là sao?Tôi dùng Vietnamese-English trong Website Google,họ nói không là nghỉa gì,Olinda xin các vị nào thông hiểu nhiều về"GẠO"giúp dùm một tay.Cám Ơn.
Nếu bạn không biết tiếng Anh của nó là gì thì có thể dùng nguyên nghĩa:
Lứt Rice
Tuy nhiên, gạo lứt tiếng Anh là Husked Rice
Khi mua bạn có phân biệt được gạo lứt và gạo huyết rồng không. Hai thứ đó trông giống nhau vì có màu đỏ cả. Và gạo huyết rồng là thứ gạo kém bổ dưỡng còn thua cả gạo trắng thường (hinh như còn gọi là gạo chiêm???) Ở VN nhiều nơi bán gạo huyết rồng nhưng người mua hỏi gạo lứt họ nói bừa để bán cho được, làm người mua bị nhầm.
Cám ơn bạn,nếu thêm chi tiết càng tốt để học hỏi.
Lần đầu tiên nghe tên này. Tuy nhiên theo link dưới thì gạo lứt husked rice được kêu là brown rice.
http://www.unctad.org/infocomm/anglais/rice/quality.htm
Theo link này thì brown rice là loại được cà vỏ trấu đi, nhưng phần vỏ ăn được (bran layer) vẫn còn (nhiều chất bổ hơn gạo trắng).
Loại brown rice này tớ ăn rồi. Hơi cứng hơn gạo trắng, nhưng không có mầu đỏ như lứt.
Loại gạo huyết rồng tại Mỹ bán và được kêu là gạo lứt. Tớ có ăn rồi, nó mềm hơn gạo lứt rất nhiều. Bổ dưỡng thì không biết ra sao.
Còn gạo lứt đúng như VN thì chưa thấy. Có thể có mà tớ không biết.
Tiệm Vietnam hoặc Trung Hoa(groceries) tại nước Úc họ gọi gạo lứt"CARGO RICE),nhưng siêu thị người Úc họ chỉ BROWN RICE,màu vàng hoặc trắng đục.Tôi người có bệnh,hiện tại ăn theo cách DƯỞNG SINH của Thích Tuệ Hải(V.N)+thêm gạo BASMATI(Tiểu Đường)Gạo Lứt với muối mè.Gạo CARGO RICE cũng mềm và dẻo.
Gaọ lứt màu nâu đậm, màu khác loại huyết rồng (là loại kém bổ dưỡng, hay gạo chiêm). Muốn nấu phải ngâm nước vài tiếng đồng hồ rồi bỏ vào nồi hầm điện để lâu mới mềm ra cho dễ ăn. Có người ngâm từ tối đến sáng rồi vớt ra nấu.
Khi ngâm thì thấy không ra màu nước do nó có lớp màng bọc quanh hạt gạo chứ không như gạo khác ngâm thì thấy đục nước ngay.
Khi nấu có người bỏ thêm đậu đen ăn cho ngon hơn. Đậu đen bổ thận theo đông y
Bấm vào đây xem thêm
http://www.unctad.org/infocomm/anglais/rice/quality.htm
Husked rice còn có tên là brown rice hay cargo rice đúng như bạn nói. Thứ này ở VN bán nhiều ngày xưa thời thập niên 1960 về trước ở miền Nam Việt nam chỉ cho heo gà ăn thôi nhưng từ khi người VN biết được công dụng của nó thì nó thành mốt
Gạo huyết rồng không phải là gạo lứt
|Trong khám và điều trị tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các thầy thuốc đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường mắc bệnh nặng thêm do nhầm lẫn gạo huyết rồng là gạo lứt.
Phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè hay còn gọi là phương pháp Oshawa, xuất phát từ Nhật, được truyền miệng là tốt cho sức khỏe và chữa được một số bệnh.
Phương pháp này du nhập vào nước ta khá lâu nhưng gần đây trở nên phổ biến. Một số người đã áp dụng phương pháp này để hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư, béo phì, đái tháo đường, ăn chay, ăn để tăng cường sức khỏe.
Phương pháp này đúng - sai và có tác dụng tới đâu cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ cảnh báo một số ngộ nhận giữa gạo lứt và gạo huyết rồng, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Đọc thêm bài báo này ở thanhnien.com.vn
Gạo huyết rồng không phải là gạo lứt
Gạo lứt thường (brown rice) có nguồn gốc từ tất cả các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu, bẻ đôi hạt gạo thấy lõi trắng bên trong, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hằng ngày.
Gạo lứt còn giữ lại lớp cám chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt.
Ở loại gạo trắng, qua quá trình xay giã kỹ sẽ mất 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, 50% Mn và hầu hết chất xơ.
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi đến các cửa hàng gạo tại TP.HCM mua gạo lứt bạn sẽ được bán loại gạo huyết rồng có màu đỏ. Thậm chí nhiều người bán còn giải thích đó là loại gạo lứt huyết rồng, trị bệnh còn tốt hơn cả gạo lứt.
Một số bạn đọc gửi thư về Báo TNTS hỏi có phải dùng gạo lứt muối mè sẽ trị được bách bệnh hay không?
Công dụng
gạo lứt - tinsuckhoe.comHạt gạo lứt khác hạt gạo trắng ở chỗ vẫn còn nguyên cả phôi (mầm) và lớp vỏ cám. Theo lương y Vũ Quốc Trung, lớp vỏ cám và phôi chỉ chiếm khoảng 10% khối lượng hạt gạo, nhưng lại là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng và các vi chất. Lớp vỏ cám và phôi rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin E, có khoảng 120 antioxidant (chất chống oxy hóa) và hàng trăm các hợp chất tự nhiên có liên quan đến quá trình chuyển hóa. Gạo lứt là sản phẩm giàu Gama Oryanol - là chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng hấp thụ tia cực tím (UVB) để bảo vệ da, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tích tụ tiểu cầu nên có tác dụng điều trị các bệnh về tim mạch, giúp giảm huyết áp, hạ cholesterol và điều hòa nhịp tim.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo lứt có những công dụng sau: Điều hòa đường huyết, phòng bệnh tiểu đường - do gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin. Ngoài ra còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do trong gạo lứt có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol, omega 3... những chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, nên nó là trợ thủ đắc lực cho những người mắc bệnh tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp mạch vành, rối loạn nhịp tim...). Tác dụng khác là cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột. Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, rất có lợi cho sức khỏe. Các hợp chất tự nhiên sterol, sterolin, omega 3, 6, 9 có trong gạo lứt làm tăng hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên đề kháng ung thư và phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại ung thư và bệnh tật. Ngoài ra còn có IP6, axit panganic (vitamin B15) là những nhân tố công phá tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào này.
Có trị bách bệnh?
Việc dùng gạo lứt và muối mè là điều tốt không thể chối cãi. Nhưng ăn như thế nào, có thể chữa được bách bệnh hay không là vấn đề cần được nói rõ. Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng, nhu cầu dinh dưỡng của con người rất đa dạng và phong phú. Ngoài thành phần dinh dưỡng cơ bản là protein, lipit, gluxit, vitamin, và khoáng chất, hằng ngày cơ thể cần có rất nhiều chất khác nhau với một nhu cầu hằng định và một tỷ lệ cân đối để sống và hoạt động. Nếu thiếu một thứ nào đó thì sẽ phát sinh ra bệnh tật tương ứng. Do vậy, việc chỉ dùng gạo lứt, muối mè thì không thể nào cung cấp đầy đủ và cân đối về tỷ lệ các nhu cầu dinh dưỡng được mà phải phối hợp, bổ sung với nhiều thực phẩm khác. Trên thực tế có người chỉ ăn duy nhất gạo lứt, muối mè lâu ngày đã bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
Việc nhiều người cho rằng, chỉ ăn duy nhất gạo lứt, muối mè sẽ chữa được bách bệnh, đó là cách nói thổi phồng, không có cơ sở. Bởi một lẽ đơn giản là có rất nhiều bệnh tật và do nhiều nguyên nhân gây ra, cách chữa trị và dùng thuốc cũng thiên hình vạn trạng, nên không thể có chuyện gạo lứt, muối mè chữa được bách bệnh. Cách hiểu đúng nhất là gạo lứt, muối mè có thể phòng ngừa và chữa trị chứng rối loạn chuyển hóa như chứng máu cao, mỡ nhiễm máu, xơ vữa động mạch, do đó tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.
(Theo thanhnien)
trích tử tuoitre.com
Gạo huyết rồng không phải là gạo lứt
Cháo gạo lứt bán ở chợ Bến Ngự, TP Huế - Ảnh: Thái Lộc
Trong khám và điều trị tại Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các thầy thuốc đã phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường mắc bệnh nặng thêm do nhầm lẫn gạo huyết rồng là gạo lứt.
Phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè hay còn gọi là phương pháp Oshawa, xuất phát từ Nhật, được truyền miệng là tốt cho sức khỏe và chữa được một số bệnh.
Phương pháp này du nhập vào nước ta khá lâu nhưng gần đây trở nên phổ biến. Một số người đã áp dụng phương pháp này để hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư, béo phì, đái tháo đường, ăn chay, ăn để tăng cường sức khỏe.
Phương pháp này đúng - sai và có tác dụng tới đâu cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ cảnh báo một số ngộ nhận giữa gạo lứt và gạo huyết rồng, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Gạo huyết rồng không phải là gạo lứt
Gạo lứt thường (brown rice) có nguồn gốc từ tất cả các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu, bẻ đôi hạt gạo thấy lõi trắng bên trong, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hằng ngày.
Gạo lứt còn giữ lại lớp cám chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt.
Ở loại gạo trắng, qua quá trình xay giã kỹ sẽ mất 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, 50% Mn và hầu hết chất xơ.
Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi đến các cửa hàng gạo tại TP.HCM mua gạo lứt bạn sẽ được bán loại gạo huyết rồng có màu đỏ. Thậm chí nhiều người bán còn giải thích đó là loại gạo lứt huyết rồng, trị bệnh còn tốt hơn cả gạo lứt.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (CSĐH - có thang điểm từ 0-100) là khả năng làm tăng đường huyết ở người sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó.
Thực phẩm có CSĐH càng thấp thì càng làm thực phẩm tiêu hóa chậm, tăng thời gian lưu trong đường tiêu hóa, làm chúng ta no lâu hơn.
CSĐH được ứng dụng trong thực đơn của người bệnh đái tháo đường (giúp tăng đường huyết từ từ), người bệnh béo phì...
CSĐH được chia làm ba nhóm: thực phẩm có CSĐH thấp khi CSĐH <55, trung bình khi CSĐH 56-69 và cao khi CSĐH ≥ 70.
Gạo huyết rồng (red rice) là giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sâu, hạt lúa mẩy, màu đỏ nâu, bẻ đôi hạt gạo vẫn còn màu đỏ bên trong, gạo nấu cơm thơm ngậy, cơm gạo huyết rồng càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, hay được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em.
Như vậy, thực chất một số bà con theo phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè đã dùng gạo huyết rồng chứ không thật sự dùng gạo lứt.
Gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết cao
Theo y văn thế giới, gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, phù hợp với người bệnh đái tháo đường và đối tượng béo phì ăn kiêng vì giúp tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết.
Trong khi đó theo nghiên cứu ban đầu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao (chỉ số đường huyết của gạo huyết rồng là 75,1), hoàn toàn không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, làm bệnh nhân nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Vì vậy, nếu người bệnh đái tháo đường áp dụng phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè thì cần tìm mua đúng loại gạo lứt, tránh mua nhầm gạo huyết rồng, từ chữa bệnh lại thành hại chính mình.
Theo Tuổi Trẻ
Đây là một bài học rất giá trị cho tôi.Thành thật cám ơn các Bạn.Nếu có them chi tiết,để tôi phổ biến cho những người hàng sớm.