Trà ô long : trà rồng đen.
Hắc Long Đảng: đảng rồng đen (của Nhật)
Các bác chỉ giùm khi nào dùng ô khi nào dùng hắc. Có một người Hoa nói chữ hắc không phải là mầu đen mà có nghĩa làm đậm mầu (?).
Trà ô long : trà rồng đen.
Hắc Long Đảng: đảng rồng đen (của Nhật)
Các bác chỉ giùm khi nào dùng ô khi nào dùng hắc. Có một người Hoa nói chữ hắc không phải là mầu đen mà có nghĩa làm đậm mầu (?).
Có nhiều chữ "ô" nhưng có 2 chữ sau là liên quan:
- Ô: Con quạ, sau chỉ chim sắc đen nói chung, sau nữa phát triển thành màu (sắc) đen. Nhưng viết thế này "đen" không mang nghĩa xấu.
- Ô: là nước đọng, sau hiểu thêm là chỗ nước bẩn, nhớp nhúa ("ô trọc": nước đục, bẩn).
Thường chữ "ô" nếu chỉ mầu đen ít khi bị nghĩa xấu, vì nó đã từng được dùng chỉ mặt trời (vầng "kim ô", "Ô luân", "ô ngọc"...). Lại nữa, trong thành ngữ cổ có từ "ô bổ" chỉ người con có hiểu phụng dưỡng cha mẹ bắt nguồn từ hành động của con quạ. Người ta cho rằng con quạ là con vật có hiếu, khi mẹ nó già nó thường mang đồ ăn về nuôi mẹ.
Còn chữ "ô" là đục thì vẫn có nghĩa xấu là dơ bẩn, nhớp nhúa, nhưng xấu ở quy mô nhỏ (tham quan ô lại...).
Chữ "hắc" mà Lão Nông đại hiệp hỏi là chỉ mầu đen có thể lẫn trong bóng tối vì nghĩa nguyên của nó là bóng tối, tối tăm. Sau này dùng để chỉ những gì không công khai, xấu xa, mờ ám. Ví dụ thì nhiều lắm, nó xấu đến nỗi chỉ màu đen của mực người ta cũng tránh không dùng.
Người dùng chữ viết tượng hình thì không sao, nhưng chúng ta chỉ dùng âm nên các bạn nên dựa vào ngữ cảnh, văn cảnh mà dùng cho hợp lý. Chẳng hạn như từ "minh" có hai chữ khác hẳn nhau cùng đọc là "minh" (rất sáng và rất tối).
Hắc là âm hán việt
黑 hắc /Hei1/ nghĩa là đen, tối
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó cũng như có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng
Từ Hắc đi trong câu nào thì nó sẽ theo nghĩa đó.
††|C1†' †]]\[†|` †µ°. †µ°? ]_F_° (°†. -])]F_]\[.
-])]F_]\[. (¬]C1†. †F_ †F_ (†|F_†' †µ°` †µ°`