Dịch âm:
Tây hồ hoa uyển tận thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Bản dịch của Lê Thước:
Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Trong trường hợp cụ thể này:
- Chữ "uyển" đúng là "vườn hoa"
- Theo bản chữ hán thì câu ddaauf phải đọc là "tây hồ hoa uyển tận thành khư". trong đó:
- Tận: tận cùng, hết
- Thành: dùng như giới từ chỉ kết quả (chuyển thành..., tạo thành...)
- Khư: cái gò hoang không có cây cỏ mọc (trong có chữ "hư" nghĩa là hư không, không có gì ngoài việc chỉ âm)
Mong rằng giải thích trên có ích cho bạn.