Hình như bác chưa đọc Lộc Đỉnh ký thì phải! Vi Tiểu Bảo không hề bị Khang Hy bức tử. Về cuối truyện, do sợ bị cuốn vào vòng tranh đấu giữa triều đình Mãn Thanh và những người "phản Thanh phục Minh" nên gã cùng 7 cô vợ sắc nước hương trời bỏ trốn.
Gã cũng không hề làm phản. Có thể nói, gã là gián điệp 2 mang (cũng không phải, hình như 3, 4 mang lận ) - vừa làm việc cho Khang Hy, lại theo Thiên Địa hội, gia nhập Thần Long giáo... Tuy rằng vậy, những việc gã làm toàn là bị tình thế ép buộc, ngộ biến tùng quyền mà thôi! Con người gã bản chất lưu manh, đâu có hiểu, mà cũng chẳng quan tâm tới cái gì gọi là "phản Thanh phục Minh". Tuy vậy, ở gã vẫn có cái đáng quý - đó chính là nghĩa khí đối với những người mà gã coi là bằng hữu.
Bác Quang nói đúng đấy, Kim Dung đặt tựa đề cho truyện cũng là có thâm ý bên trong. Lúc đầu tại hạ trả lời bác LtDra là chỉ nhằm vào nghĩa đen của tựa đề mà thôi - vì nếu đi sâu vào nghĩa bóng thì những người không đọc truyện có thể sẽ thấy mơ hồ. Nhưng vì bác Quang đã nói, thì tại hạ cũng xin chia sẻ chút hiểu biết kém cỏi của mình.
Như bác Quang đã nói, tựa truyện gồm 2 chữ "Lộc - Đỉnh". "Lộc" ở đây nghĩa là hươu. Người xưa thường ví thiên hạ với hươu, thường dùng thành ngữ "trục lộc" (đuổi hươu) để hàm ý nói việc tranh thiên hạ.
Còn về "đỉnh", thời Hạ Vũ nhà vua thu kim loại 9 châu, đúc thành 9 cái đỉnh lớn. Trên những đỉnh đó có khắc địa danh 9 châu và hình vẽ sông núi, vì thế người ta thường nói giữ 9 cái đỉnh có nghĩa là làm chủ thiên hạ.
Tóm lại, "Lộc - Đỉnh" làm hàm ý về việc làm chủ thiên hạ.
Trong Lộc Đỉnh ký, Lộc Đỉnh sơn được xem là nơi phát tích long mạch của dòng họ Ái Tân Giác La. Long mạch bị triệt, thì thiên hạ cũng mất.
Vì thế mà Kim lão gia đặt tựa đề cho truyện là Lộc Đỉnh ký và ngọn núi kia là Lộc Đỉnh sơn chăng?
Đa tạ bác Quang đã nhắc nhở!