Đa tạ bác LtDra quá khen, mấy cái đó là font trên máy tính thôi mà.
Đa tạ bác LtDra quá khen, mấy cái đó là font trên máy tính thôi mà.
Thư pháp là môn giải trí lão phu yêu thích nhất. Nó làm giảm đi rất nhiều stress trong thời buổi này...
"Lộc Đỉnh" là tên mà vua Khang Hy đặt cho một ngọn núi tương truyền là nơi phát tích của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong Lộc Đỉnh ký, đây là nơi chôn giấu kho tàng của người Mãn.
Về sau, Vi Tiểu Bảo được vua Khang Hy phong cho làm Nhất đẳng Lộc Đỉnh công. Vì vậy mà truyện có tên là Lộc Đỉnh ký (nội dung truyện chủ yếu nói về những phiêu lưu của Vi Tiểu Bảo cùng việc truy tầm kho tàng trong Lộc Đỉnh sơn, thông qua những mảnh bản đồ được giấu trong Tứ thập nhị chương kinh)
Đó là mấy chi tiết tại hạ từng đọc được trong Lộc Đỉnh ký.
Lộc đỉnh ký là truyện ký về việc phiêu lưu tìm kho báu ở núi Lộc Đỉnh thế thôi. Như Tây du ký chuyện đi tây của Đường Tam TẠng
Nhân đây tôi xin giải thích về "nghèo rớt mồng tơi".
Tơi đây chính là cái áo tơi. Loại ái này chỉ chỉ có ở miền Trung, áo tơi là áo mưa. Ởi miền Trung dân quê trước đây (trươc 1975) có loại áo tơi (áo mưa) làm bằng lá tranh trời mưa mặc áo này nó không thấm nước vì như mang một phần cái mái nhà tranh trên người. Tôi đã thấy loại áo này khi còn nhỏ. Thấy ở vùng quê thôi, ở thành phó không có. Loại áo này nay đã tuyệt chủng rồi. Vì làm công phu lắm. Thời đó nylon chưa có hay có mà không phổ biến như bây giờ.
Đúng như bạn ở trên đã giải thích . Nhà nghèo quá đến nổi cái mồng của áo tơi nó rớt ra mà không có gì thay. Cái mồng là bộ phận chắc chắn nhất của cái áo tơi. Phần là có thẻ rớt lần trong thời gian sử dụng, thường là phần lá ở phía dưới, nhưng cái mồng nó khó rớt lắm.
Loại áo mưa này mặc bền lắm.
Lão phu nghĩ khác.
Một người rất am hiểu về Văn hóa, lịch sử Trung Quốc như Tra Lương Dung không đặt tên một cách đơn giản vậy, bằng chứng là ngay lời Phi Lộ của bộ truyện này đã giải thích rất rõ về 2 chữ "Lộc - Đỉnh".
Còn nói thật lão phu cũng chưa đọc hết bộ truyện này mặc dù hết sức hâm mộ Kim Dung đại hiệp (phải nói là hâm mộ nhất trong số các nhà văn trung Quốc đương đại).
Lộc Đỉnh Ký là câu chuyện về tên vô lại Vĩ Tiểu Bảo nhờ may mắn leo cao như Xuân Tóc Đỏ của Vũ trọng Phụng ở VN vậy. Sau này được vua cưng quá nên Vĩ Tiểu Bảo làm phản bị vua bức tử mà chết.
Ông Kim Dung đặt tên truyện ngẫu hứng thôi. Vì ông viết tới đâu đăng tới đó trên nhật báo, viết ngày nào đăng ngày đó, chứ không sáng tác trước. Bởi thế hiện nay ông đang hiệu đính lại và sửa lại một số chi tiết.