Đúng rồi, tiếng Việt chỉ rõ nghĩa theo ngữ cảnh thôi.
Đúng rồi, tiếng Việt chỉ rõ nghĩa theo ngữ cảnh thôi.
Qua chuyen cua Fija, Pinkypig co y kien the nay. Anh chang My noi khong sai, vi nguoi My khong vong vo tam quoc, neu nguoi ta muon moi thuoc thi nguoi ta se hoi la "do you smoke?" because they assumed that if you do smoked then you woud want a cigarette.
Cach noi hoa my thi da so nguoi Anh ma thoi, nguoi My da so la rat casual.
Chuyện phiếm với nhau thôi mà, mổ xẻ gì cho lắm, soi gì cho kĩ ...
Side by side
With you till the end
I'll always be the one to firmly hold your hand
No matter what is said or done
Our love will always continue on
Cám ơn bác Ryu và fija! Như vậy, do là tiếng nói mẹ đẻ của mình nên gười ta dùng nó ít thấy khó khăn mà là tự nhiên như hơi thở đó a!
Chuyện của bác fija đưa ra vậy chứ có nhiều cái hay hay đấy.
Một số người Hoa chợ Lớn nói tiếng Việt lơ lớ, không thông thạo cho lắm có lẽ vì họ sống có khoảng cách, hơi khép kín với cộng đồng ngoài. Tính dân tộc của họ khá cao, khi sống ở những nơi mà dân cư năng động phát triển hay đông đúc, có truyền thống mạnh (như Mĩ, Pháp, Việt,…) thì họ dễ co cụm, cố kết đồng hương với nhau hơn, giữ gìn giá trị quê nhà hơn. Nhưng nói chung số nhiều người Hoa tham gia vào các hoạt động buôn bán và hoà nhập cộng đồng thì khá thạo tiếng Việt đó chớ. Bình thường bạn khó mà phân biệt được qua tiếng nói, giọng Sài Gòn đó!
Nói là do sự dị biệt thì cũng chưa chắc. Vì ngoài người Việt, thì chắc gì có người xứ nào hiểu người Việt, tiếng Việt bằng người Hoa? Vốn từ tiếng Việt hiện đại sao y lại của tiếng Hoa hơi bị nhiều, họ không khó trong việc sử dụng và phát âm từ, chỉ hay “ngang ngang” trong lối đặt câu đặt lời xuôi xuôi của tiếng Việt. Công ti tôi, ban giám đốc và các vị trí quan trọng đều là người Hoa gốc Việt giữ, một số họ từ nhỏ đến khi đi làm đều sống, học và sinh hoạt nhiều trong các khu “China town” nên nhiều khi họ nói lơ lớ, hay dùng và dùng một số từ tiếng Hán-Việt lạ hoắc và thỉnh thoảng dùng những cụm từ theo cấu trúc ngược làm các anh em công nhân – nhân viên khác thấy buồn cuời và kì kì, nhưng nghe hoài, thấy hoài cộng với tính vốn dễ dãi nữa nên dần cũng quen.
Thời nay, nhiều cha mẹ cho con em đi học trường quốc tế từ nhỏ (khi còn chưa biết nói thạo tiếng Việt nữa) với hi vọng có được 1 nền học vấn cao cấp và sau này cuộc sống khá giả hơn; và đã xảy ra không ít trường hợp các em lớn lên rồi mà vẫn nói lơ lớ tiếng Việt. Nói chung không sống trong cộng đồng văn hoá VN, ít quan tâm đến nó thì tiếng Việt rất dễ rơi rụng và hay được dùng lơ lớ như thế đó.
Cái ví dụ trạng từ chỉ thời gian đứng trước hay đứng sau của bác thì tôi cho là không quan trọng. Vấn đề là nếu xem nó là chủ thể được nói đến thì sẽ đưa nó lên đầu thôi, cái vế sau sẽ diễn dải rõ hơn cho cái vế đầu.
Tôi thấy cô ấy // lúc chiều.
Hôm qua // trời mưa, hôm nay // trời nắng.
Câu chuyện về thầy Lúa của bác fija thực ra rất có ý nghĩa.
Theo logic và ý nghĩa của từ (miêu tả tính chất, đặc điểm tổng quát như thế) thì dùng “chó đen”, “mèo đen”, “ngựa đen”,.. không có gì là sai cả nhưng không hay, không chính xác, không có “hồn tiếng Việt” bằng “chó mực”, “mèo mun”, “ngựa ô”,… những cụm từ riêng hoá (chức năng như danh từ riêng) làm nổi bật tính chất của đối tượng lên. Có vốn từ giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh; hay sử dụng lối so sánh rất trực quan sinh động và nhiều biện pháp tu từ khác, đó là một trong những thế mạnh của tiếng Việt.
Thầy Lúa “bực” và loại các thí sinh là vì họ “xem thường” tiếng Việt (dù là vô ý)., xem thường những gì thuộc về chính mình, dễ mất gốc, theo đuôi kẻ khác (theo tiêu chuẩn của người ta để rồi tự thay đổi bản chất của mình hoặc quá máy móc, kém linh hoạt). Quả phục thầy, một bài học nhỏ để làm người. Các học trò của thầy, khó chịu mà lấy tên thầy làm tiếng lóng, không biết khi nào sẽ nhận ra bài học đó hay là giữa dòng đời xô bồ thì quên béng đi rồi!
Về câu chuyện mời thuốc của anh chàng Mĩ. Tôi nghĩ, trong văn nói, người ta hay rút gọn câu. Môi trường hoàn cảnh lúc nói luôn hỗ trợ mạnh mẽ cho người nói dễ diễn đạt, do đó không cần đầy đủ câu cú cho hẳn. Trong tiếng Việt, vụ rút gọn câu lại rất phổ biến.
Về cái vụ L với N, thực ra không phải là nói ngọng đâu (ngọng là không thể nói được bình thường như những người xung quanh mình). Giọng địa phương của người ta như vậy đó chứ, cha ông bao đời người ta vẫn nói như thế đó và cũng giống như giọng địa phương của bao vùng miền khác mà thôi. Có điều bây giờ giới trẻ ở ngoài Bắc lại có nhiều người cố tình nói thế để gây ấn tượng (ngôn ngữ mạng). Giọng HN giờ hẳn là khác nó hàng chục năm trước rồi, dân tứ xứ đổ về đông gấp 5 gấp 10 lần dân gốc thì không đổi mới lạ. Giọng SG cũng thế - tổng hợp – nghe hổng giống xưa!
thank you ra.ng, ryu and pinkypig
for what your thank is?
Side by side
With you till the end
I'll always be the one to firmly hold your hand
No matter what is said or done
Our love will always continue on
thank for your contribution, okay?