Originally Posted by
fija
Theo lời bác Rạng, fija xin có chút thiển ý. Dân ba Tàu trong Chợ Lớn có người sống mấy thế hệ rồi, vậy mà nói tiếng Việt cũng chưa thạo. Tại sao? Tại vì họ không chú ý đến sự dị biệt ngôn ngữ. Dị biệt là gì? Tỷ dụ,
- Hồi sáng mình gặp nhỏ đó chạy xe đạp màu đỏ.
Trạng từ chỉ thời gian tiếng Việt mình để đầu câu song Anh ngữ lại nằm phía sau:
- I saw that girl riding a red bicycle this morning.
Người Việt cũng sai tiếng Việt một khi họ không thạo tiếng mẹ đẻ. Trước 1975, khi gặp một vấn đề gì nan giải, người ta thường nói 'lúa rồi!', (có thể các bạn biết, song fija viết ra đây vì cộng đồng thôi). Lúa trong trường hợp này là gì?
Hồi đó, có thầy tên Nguyễn Văn Lúa chuyên chấm thi môn Pháp văn. Thầy rất nghiêm. Ít trò nào qua khảo hạch mà đậu được. Một trong những câu chuyện như vầy: Một thí sinh được gọi và thầy hỏi:
-- Le chien noir là gì?
- Dạ thưa thầy là con chó đen. - Thí sinh đáp.
- Giỏi, vậy le chat noir là gì?
- Dạ, con mèo đen.
- Giỏi, le cheval noir?
- Dạ, con ngựa đen.
- Được, em học tiếng Pháp giỏi lằm, nhưng về học lại tiếng Việt, năm sau thi tiếp!
Cho nên, hễ thí sinh nào vô phòng thi, ra khỏi cửa thời khi bị hỏi 'sao rồi' mà hễ nghe đáp 'lúa rồi!' (tức là gặp thầy Lúa) thời có nghĩa là rớt.
Thiệt tình fija cũng hong giỏi tiếng Anh, chắc là còn kém Ryu nhiều, song fija cũng từng gặp Mỹ chính gốc, mà họ cũng nói trật. Một lần fija ghé tiệm đàn guitar ở đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3, Saigon) thăm người quen, vô tình có một anh chàng người Mỹ ngồi ở đó. Anh chàng này đang mua đàn guitar. Lời qua tiếng lại, rồi anh chàng móc gói thuốc, chìa qua fija, nói:
- Do you smoke?
Sau khi trả lời yes và thank you, fija nói:
- You spoke a wrong way.
- How?
- You asked me if I smoke, yes, I do. But you didn't want to check if I smoke and what you wanted is to invite me a cigarette…
- Yes.
- In that case, you expressed wrong. I could reply 'yes' but at that time I didn't want to have a cigarette. So, the right question must be 'Do you want a cigarette?' Right?
- Right.
Còn nhiều và nhiều trường hợp lắm. chẳng hạn, ngày xưa, người Hà Nội không nói ngọng, song sau này lại có người sinh trưởng ngay tại đó mà N phát âm thành L và ngược lại. Nguyên nhân? Nhờ bạn bè dân ở đó giải thích, rằng, họ mướn người nơi khác tới chăm sóc con nít, mà người đó nói ngọng, thành thử con nít lớn lên…