Canh là đơn vị đo thời gian lúc mặt trời lặn hoàn toàn do Việt Nam ta nghĩ ra (chưa rõ từ thời nào). Nó bắt nguồn từ việc đổi phiên canh phòng, tuần tra vào ban đêm (dựa vào đó có thể đoán từ những thời xuất hiện các đô thị lớn). Đêm chia làm 5 canh và 1 canh cũng tương đương đương 2 giờ và canh 1 là giờ Tuất (7h-9h, mùa đông thì lùi lại 1 giờ).
"Khắc" là đơn vị thời gian xưa nhất ở Trung Quốc, nguồn gốc của nó chính là các vạch
khắc trên tấm đồng hồ mặt trời khi hệ lịch can chi chưa phổ biến ở Trung Quốc. Lúc đó 1 ngày (lúc có mặt trời) chia làm 6 khắc và nó cực kỳ ước lệ vì cái đồng hồ đó chỉ có ở hoàng cung. Sau khi Kinh Dịch đã phổ biến và người ta chia ngày làm 12 giờ theo can chi thì cũng chia 1 giờ thành 12 khắc và lúc này 1 khắc tương đương 10 phút như đồng hồ hiện đại.
Lê Quý Đôn tả cái đồng hồ xưa như thế này:
"Cái đồng hồ gồm có 3 tầng, tròn và đều có bề kính 1 thước đặt trên cái thùng hứng nước có góc vuông, có cái vòi rồng phun nước vào cái thùng hứng nước, nước chảy xuống dưới một cái cừ đặt ngang, trên nắp có đặt một hình người đầy đủ áo mão đúc bằng vàng gọi là
quan Tư Thì (coi về giờ khắc), hai tay cầm một cây tên. Đó là
phép lậu khắc của Ân Quỳ.
Lấy đồng làm một cái ống hút nước (
khát ô, con quạ khát nước) hình trạng giống như một cái móc uốn cong dẫn nước chứa đựng cho chảy vào một cái vòi rồng bằng bạc, phun vào cái đồ tưới (
quán khí), nước rỉ chảy xuống 1 thang cân nặng 2 cân thì trải qua một khắc. Đó là
phép lậu khắc của Lý Lan ". (Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, tập 1, bản dịch của Tạ Quang Phát, Văn Hóa-Thông Tin, 1995, tr. 98-100).
Về hán ngữ, "lậu" là giọt nước rỉ xuống, "khắc" là một vạch khắc trên thước.
ĐÃ gọi là đường thi thì phải xài Đường luật (trừ vài vĩ nhân như Thôi Hiệu hoặc Tô Đông Pha và Quang Dũng nhà ta (trong bài "Tây tiến"... hoặc sau này có thể sẽ có thêm LtDra
). Nếu Đường luật thì bài này nên viết cách ra làm 2 khổ và cái khổ đầu không chấp nhận được (sái vận, "ay" với "anh" không thể hợp).