LtDra đại nhân hiểu sai từ phong lưu rồi.
"Phong lưu" nghĩa là cái đức tốt lan tràn như gió thổi, nước chảy từ nơi này qua nơi khác. Sau nữa (khoảng đời Đường, Tống) nó dùng để ám chỉ dáng dấp và thái độ, chỉ cả phẩm cách con người cũng như cá tính. Còn đối với riêng Quang phải dịch thì "kẻ phong lưu" là kẻ tiêu diêu tự tại và luôn tự tin cũng như cảm thấy hạnh phúc, đứng ngoài mọi nhu cầu vật chất tầm thường. Về sau các công tử nhà giầu cũng đua đòi bắt chước để có cái vẻ "phong lưu", từ đó bọn này mang cho từ "phong lưu" một cái nghĩa xấu. Còn bác nào biết xem tử vi chắc thừa biết những số "Long Phượng Hổ Cái" luôn là những kẻ phong lưu.
Còn "tuấn" là tính từ chỉ một cá thể nổi bật trong một bầy đàn ("tuấn mã" là con ngựa nổi bật trong bầy ngựa), "kiệt" cũng nghĩa như vậy nhưng chỉ đích danh cá thể đó là con người. "Tuấn kiệt" là một người có bản lĩnh nổi trội, tài năng hơn hẳn người khác trong cộng đồng.
Còn câu "Thức thời vụ mới là tuấn kiệt" cũng là của ông Nguyễn nhưng
là một câu trong bài hát ca trù - một thể loại sở trường của Nguyễn Công Trứ. Câu đó không theo Đường luật như 2 câu vừa chú giải.
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" hình như câu gốc là trong truyện Du Bá-Nha và Chung Tử-Kỳ chia tay nhau. "Có duyên với nhau thì dù cách nhau ngàn dặm cũng vẫn có hy vọng gặp được nhau"