Originally Posted by
Quang
Câu chuyện phương hướng quả là tương đối. Giống như ngày xưa Christopher Columbus đi tìm đường sang Ấn Độ vậy.
Các nước Việt (bao gồm Âu Việt và Mân Việt) của Trung Quốc xưa có từ thời Tây Chu. Khi Lã Vọng Phong thần và vua Vũ phong hầu cho các chiến hữu sau việc dẹp Trụ vương, các vùng đất này còn rất hoang sơ. Khi nói đến vùng này, Chu Vũ vương nói :"Các vùng vượt quá về phía nam (việt: vượt qua, đi quá, như "việt vị" - đi quá vị trí cần thiết...) còn sơ khai, chất phác (man) nên tạm thời chưa phong. Từ đó mới có hai từ "Nam Việt" và "man" (chỉ những gì lạc hậu phía nam, như kiểu "di", "rợ"...). Ngoài ra, các dữ liệu về địa lý đều chứng minh sông Hồng "đỏ nặng phù sa" đem rất nhiều đất ra lấp biển nên bắc Việt ngày nay hồi xưa còn chưa có (may ra có vài miếng bé nay là núi ở Hòa Bình và người Mường sinh sống) và đến Thanh Hóa chỉ có mỗi đảo Nga Sơn (chuyện An Tiêm đi đày).
Lúc đó các "trung tâm thế giới" chỉ có 3 nơi: Vùng Trung Đông với Ba Tư, Iraq, Lưỡng Hà, Ai cập - Đế chế có nguồn gốc La Mã ở Châu Âu và văn minh sông Hoàng Hà (là 3 nơi có chữ viết và kiến thức được bảo tồn và thừa kế). Do đó, đa số văn bản trên thế giới đều có nguồn gốc ở những nơi này và dĩ nhiên phải diễn tả quan điểm của họ. C. Columbus ở Tây Ban Nha thì phải sang phía Đông đến Ấn Độ là hợp lý, nhưng rủi ông ta sinh ở Bắc Kinh thì dĩ nhiên là phải về phía Tây thôi. Phía Nam nước mình mà lại có một đế chế hùng mạnh nào đó thì tất nhiên trong văn bản của họ ta sẽ thành một thứ "mọi phương Bắc" nào đó...