Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Nơi bàn về: ĐIỂN TÍCH - ĐIỂN CỐ - CỔ NGỮ CHÚ GIẢI - Page 3
Page 3 of 14 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 135

Thread: Nơi bàn về: ĐIỂN TÍCH - ĐIỂN CỐ - CỔ NGỮ CHÚ GIẢI

  1. #21
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    - Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng "Quảng, Ðại, Trí, Huệ, Chơn, Như, Tánh, Hải, Ðĩnh, Ngộ, Viên, Giác. Trong mười hai chữ đó tính dồn tới ngươi nhằm vào chữ Ngộ .Vậy ta đặt tên ngươi là Tôn Ngộ Không.

    Ý anh là chữ chân phải không?

  2. #22
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default Blời

    Một số vùng ngoài Bắc dùng chữ blời để chỉ trời (trong Thiên Chúa Giáo). Anh có nghĩ chữ này từ Hán-Việt ra không?

  3. #23
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Một số vùng ngoài Bắc dùng chữ blời để chỉ trời (trong Thiên Chúa Giáo). Anh có nghĩ chữ này từ Hán-Việt ra không?
    - Ltdra chưa từng nghe thấy chữ này. Thật thú vị nếu được nghe giãi thích hén!!!

    -Bác Quang ơi, Tiện thể cho Ltdra hỏi luôn: 2 câu thơ
    "Tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt,
    Hữu duyên hà xứ bất phong lưu."
    ý nghĩa là gì ? cám ơn bác.
    Last edited by LtDra; 12-11-2007 at 03:43 AM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  4. #24
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    - Ltdra chưa từng nghe thấy chữ này. Thật thú vị nếu được nghe giãi thích hén!!!
    Ltdra kiếm mấy cuốn sách sử ký mà nói về Thiên Chúa Giáo của VN thì sẽ thấy chữ blời rất nhiều, nhất là mấy cuốn kinh cổ. Tôi có gặp một người khi đọc kinh vẫn dùng chữ này.
    Tiếng Tây Ban Nha và Pháp không có chữ nào giống như chữ blời hết thì tôi đoán chừng là có thể từ Hán-Việt hoặc từ Polynesian.

  5. #25
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Thumbs up

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Ltdra kiếm mấy cuốn sách sử ký mà nói về Thiên Chúa Giáo của VN thì sẽ thấy chữ blời rất nhiều, nhất là mấy cuốn kinh cổ. Tôi có gặp một người khi đọc kinh vẫn dùng chữ này.
    Tiếng Tây Ban Nha và Pháp không có chữ nào giống như chữ blời hết thì tôi đoán chừng là có thể từ Hán-Việt hoặc từ Polynesian.
    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Một số vùng ngoài Bắc dùng chữ blời để chỉ trời (trong Thiên Chúa Giáo). Anh có nghĩ chữ này từ Hán-Việt ra không?
    Đây là một câu hỏi rất hay.
    "Blời" chính là tiếng Việt cổ, sau này người ta phát âm là "Trời", "Giời". Chữ này thuần Việt, chữ Nôm viết là chữ "Thiên" (là trời) ở trên và chữ "thượng" (phía trên) ở dưới. Đến nay một số vùng dân tộc Mường vẫn dùng.
    Để có thêm thông tin, các bạn nên đọc thêm cuốn "Chữ Nôm - Nguồn gốc và phát triển" của nhà văn hóa Bùi Hạnh Cẩn (tôi quên tên năm xuất bản và nhà xuất bản , chỉ nhớ nó là khổ 16x23 và khá dày).

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Ý anh là chữ chân phải không?
    Không hiểu Paddy hỏi cái gì, đây rõ ràng là Bồ Đề Đạt-ma dùng chữ Ngộ để đặt tên cho Tôn Ngộ Không


    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    - Ltdra chưa từng nghe thấy chữ này. Thật thú vị nếu được nghe giãi thích hén!!!

    -Bác Quang ơi, Tiện thể cho Ltdra hỏi luôn: 2 câu thơ
    "Tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt,
    Hữu duyên hà xứ bất phong lưu."
    ý nghĩa là gì ? cám ơn bác.
    Đây là 2 câu trong bài "Cầm - Kỳ - Thi - Tửu III" của Nguyễn Công Trứ:
    Dịch nghĩa: Biết mệnh (chữ này giải thích dài quá), hiểu thời cuộc là kẻ tuấn kiệt; Có thiện cảm với nhau từ trước (với con người, với cảnh vật, với phong tục...)thì chỗ nào chả phong lưu.
    Tạm dịch thơ:
    Hiểu mệnh, thức thời - người tuấn kiệt
    Có duyên nào chỗ chẳng phong lưu.
    Mấy cái chữ Hán - Việt này tới nay vẫn dùng nhiều.

  6. #26
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Đây là 2 câu trong bài "Cầm - Kỳ - Thi - Tửu III" của Nguyễn Công Trứ:
    Dịch nghĩa: Biết mệnh (chữ này giải thích dài quá), hiểu thời cuộc là kẻ tuấn kiệt; Có thiện cảm với nhau từ trước (với con người, với cảnh vật, với phong tục...)thì chỗ nào chả phong lưu.
    Tạm dịch thơ:
    Hiểu mệnh, thức thời - người tuấn kiệt
    Có duyên nào chỗ chẳng phong lưu.
    Mấy cái chữ Hán - Việt này tới nay vẫn dùng nhiều.
    Bác Quang giãi thích quá hay. Nhưng mà Ltdra còn 1 chút hơi thắc mắc tại sao "tuấn kiệt" và "phong lưu" lại đi chung với nhau. Hình như người " tuấn kiệt" không bao giờ "phong lưu" phải không? Vã lại Ltdra thấy 2 câu đó trài trại như 2 câu
    "Thức thời vụ mới là tuấn kiệt"
    và "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"
    Mà 2 câu này thì ý nghĩa nội dung hoàn toàn không ăn nhập với nhau ... umm humm ... Không biết nữa ... mong bác đừng giận nếu ltdra quá mạo muội.
    Last edited by LtDra; 12-11-2007 at 11:30 AM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  7. #27
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post

    Không hiểu Paddy hỏi cái gì, đây rõ ràng là Bồ Đề Đạt-ma dùng chữ Ngộ để đặt tên cho Tôn Ngộ Không

    Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng "Quảng, Ðại, Trí, Huệ, Chơn, Như, Tánh, Hải, Ðĩnh, Ngộ, Viên, Giác.

    Ý tôi là chữ chơn này có phải là chân không ?

  8. #28
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng "Quảng, Ðại, Trí, Huệ, Chơn, Như, Tánh, Hải, Ðĩnh, Ngộ, Viên, Giác.

    Ý tôi là chữ chơn này có phải là chân không ?
    Chính xác!

  9. #29
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Chính xác!
    Tôi không hiểu tại sao nhưng trong miền Nam thì chữ chơn lại được dùng nhiều hơn. Không phải chỉ trong giao thiệp hàng ngày mà trong sách nữa.

  10. #30
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Exclamation

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    ... Ltdra còn 1 chút hơi thắc mắc tại sao "tuấn kiệt" và "phong lưu" lại đi chung với nhau. Hình như người " tuấn kiệt" không bao giờ "phong lưu" phải không? Vã lại Ltdra thấy 2 câu đó trài trại như 2 câu
    "Thức thời vụ mới là tuấn kiệt"
    và "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"
    Mà 2 câu này thì ý nghĩa nội dung hoàn toàn không ăn nhập với nhau ... umm humm ... Không biết nữa ... mong bác đừng giận nếu ltdra quá mạo muội.
    LtDra đại nhân hiểu sai từ phong lưu rồi.
    "Phong lưu" nghĩa là cái đức tốt lan tràn như gió thổi, nước chảy từ nơi này qua nơi khác. Sau nữa (khoảng đời Đường, Tống) nó dùng để ám chỉ dáng dấp và thái độ, chỉ cả phẩm cách con người cũng như cá tính. Còn đối với riêng Quang phải dịch thì "kẻ phong lưu" là kẻ tiêu diêu tự tại và luôn tự tin cũng như cảm thấy hạnh phúc, đứng ngoài mọi nhu cầu vật chất tầm thường. Về sau các công tử nhà giầu cũng đua đòi bắt chước để có cái vẻ "phong lưu", từ đó bọn này mang cho từ "phong lưu" một cái nghĩa xấu. Còn bác nào biết xem tử vi chắc thừa biết những số "Long Phượng Hổ Cái" luôn là những kẻ phong lưu.
    Còn "tuấn" là tính từ chỉ một cá thể nổi bật trong một bầy đàn ("tuấn mã" là con ngựa nổi bật trong bầy ngựa), "kiệt" cũng nghĩa như vậy nhưng chỉ đích danh cá thể đó là con người. "Tuấn kiệt" là một người có bản lĩnh nổi trội, tài năng hơn hẳn người khác trong cộng đồng.
    Còn câu "Thức thời vụ mới là tuấn kiệt" cũng là của ông Nguyễn nhưng là một câu trong bài hát ca trù - một thể loại sở trường của Nguyễn Công Trứ. Câu đó không theo Đường luật như 2 câu vừa chú giải.
    "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" hình như câu gốc là trong truyện Du Bá-Nha và Chung Tử-Kỳ chia tay nhau. "Có duyên với nhau thì dù cách nhau ngàn dặm cũng vẫn có hy vọng gặp được nhau"

Similar Threads

  1. nho cac bac giai dum em cau do.....
    By kltforever in forum Vietnamese culture
    Replies: 15
    Last Post: 04-21-2009, 01:04 PM
  2. giai? thich'
    By dethuong_x0x in forum General discussion
    Replies: 9
    Last Post: 02-10-2008, 12:24 AM
  3. co ai giai thich cho minh hieu khong?
    By sakura in forum Translation help
    Replies: 1
    Last Post: 10-23-2007, 10:52 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •