Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Thơ hay !
Mấy bài thơ này ltdra chắc đã có học qua, nhưng thú thật thời còn hs ltdra hoàn toàn không có thích thơ văn cho nên không hề có ấn tượng gì cả .... quả thật là một thiếu sót rất lớn.
Hỏi bác Quang
Chữ "vẩn" dấu hỏi là do đánh máy sai hay là bản thân nó có ý nghĩa gì khác, thưa bác ?
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Cảm ơn bác.
Xin hỏi bác nữa!
Câu đầu của bài thơ "Mùa thu tới" viết "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang", hai chữ "chịu tang" ở đây có ý nghĩa gì hả bác ? có phải ý nói liễu bị tuyết phủ một màu trắng xóa như tang? nhưng mùa thu mới tới, không biết VN mình đã có nơi nào có tuyết ?. Thưa bác.
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
"Chịu tang" có khi không cần đeo khăn tang trắng mà co khi chỉ là một thái độ vô cùng đau buồn, bề ngoài ủ rũ, mất mát và vô cùng đau khổ.
Thi sĩ Xuân Diệu có thể ảnh hưởng nhiều của thơ Pháp và văn học phương Tây, nhưng có lẽ đúng hơn là ông thấy mùa thu lá rụng ngập đất và với nhãn quan của mình ông "cho" các cây cối với lá còn "sống" có hành vi đó. Cây liễu thì vẻ bề ngoài của nó lúc nào cũng thế.
Nguyễn Bính là một nhà thơ thuần Việt, chẳng nghĩ đến tuyết bao giờ nhưng vẫn có hai câu:
Tôi thấy quanh tôi và tất cả
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô
(Viếng hồn trinh nữ)
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Ông Xuân Diệu thì bị các cô đá lia lịa, lại bị ảnh hưởng của các "chuyên gia đau khổ" của Phú Lãng Sa nữa chứ. Thế nên thơ mới thế!
Nói chung lão phu là một trong những kẻ không khoái thơ Xuân Diệu.