Ở Trung Quốc, sau thời Phong thần có nhiều địa phương mà cơ cấu hành chính như một quốc gia nên thường gọi là 1 nước (như chữ "quốc") và nhiều khi tính cách của dân từng nước rất điển hình, ví dụ như người nước Tề thì rất mưu mẹo, người nước Yên, Sở thì vũ dũng...
Về sau, người ta thường lấy xuất xứ của mình gắn liền vào tên (như các bạn thấy trong Tam Quốc - "ta là Trương Phi người nước Yên đây!" hay tên Thường Sơn Triệu Tử-Long chẳng hạn). Đặc biệt là cuối thời Xuân Thu, 3 người Triệu Vô-Tuất, Hàn Hổ, Ngụy Câu chia nước Tấn làm 3 phần, họ lấy luôn họ của mình đặt tên cho quốc gia mới, có lẽ khái niệm "quốc tính" bắt nguồn từ đây.
Còn Trần Huyền Trang thì bác
livelong nói hoàn toàn đúng. Ông tên là Trần Vỹ (có bản viết là Trần Huy hoặc Trần Y) sinh năm 596 (thời Tùy Văn đế Dương Kiên). Xuất gia từ 13 tuổi, giỏi Phật học đến nỗi có danh hiệu là Tam Tạng pháp sư. Đến thời nhà Đường, Phật học được ưa chuộng nên vị sư ưu tú này được vua
Đường Thái Tông nhận làm em kết nghĩa, nhưng do cha ông (Trần Huệ) là một Nho gia nổi tiếng nên ông không đổi họ. Vua ban pháp danh cho ông là Huyền Trang. Vì phải đi thuyết giảng nhiều nơi gọi là Đường Huyền Trang như cách giải thích phía trên.
Tranh vẽ Trần Huyền Trang trên vách đá ở di tích Đôn Hoàng, Trung Quốc
Ông là một học giả vô cùng uyên bác, giỏi tới 16 ngoại ngữ và viết chữ rất đẹp. Nếu còn sống thì admin nên lặn lội tới tận nhà mà mời vào đây.