Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Thơ Đường Luật - Page 2
Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 26

Thread: Thơ Đường Luật

  1. #11
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Location
    California
    Posts
    1,985

    Default "Thất ngôn bát cú"

    Thể thơ “Thất ngôn bát cú”
    Tổng quát và mẹo luât:
    Bài thơ có 08 câu, mỗi câu có 07 chữ.
    Cách gieo vần: 5 vần bằng hay bình ONLY
    Luật bằng, trắc:
    Bằng hay bình: chữ không dấu hoặc có dấu huyền trong nhóm 05 dấu (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã.)
    Trắc: chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã.
    Thơ gồm có 04 cặp câu:
    Hai câu mở đầu có gieo vần ở cuối mỗi câu.
    Hai câu tiếp gọi là cặp Trạng, buộc phải đối nhau gieo vần ở câu thứ 4.
    Hai câu sâu đó gọi là cặp Luận, cũng buôc phải đối nhau và cũng gieo vần ở câu thứ 6
    Chữ thứ 2 của bài thơ ở vần bằng thì bài thơ đó là “vận bằng”
    Nếu chữ thứ 2 của bài thơ ở vần trắc thì bài thơ đó là “vận trắc
    Đối: đối chọi hoặc đối đáp…có tư tưởng thích ứng hợp tình hợp cảnh.
    TD: “Chiếu kính họa mi, nhất điểm phiên thnàh lưỡng điểm
    Lâm trì ngoan nguyệt, nhất luân chuyển phá song luân”
    Dịch: Soi kiến họa chân mày, 01 điểm thnàh 02 điểm (em gái tên Điểm)
    Xuống ao xem trăng, 01 vầng thành 02 vầng (Tên anh là Luân)

    ''Thăng Long thành hoài cổ":

    Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
    Nước còn cau mặt với tang thương.
    Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

    Luật thơ: bằng (B) và trắc (T)
    “Nhât tam ngủ bât luận, nhì tứ lục phân minh”: Chữ thứ nhất thứ 3 và 5 sao cũng đươc; nhưng chữ thứ 2, 4 và 6 phải đúng luật bằng trắc.

    Vận trắc:
    1. TT BB TT B
    2. BB TT BB B
    3. BB TT BB T
    4. TT BB TT B
    5. TT BB TT T
    6. BB TT BB B
    7. BB TT BB T
    8. TT BB TT B

    Muốn Làm Thằng Cuội

    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
    Trần giới em nay chán nữa rồi.
    Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
    Có bàu có bạn, can chi tủi,
    Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
    Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.


    Vận bằng:
    1. BB TT BB B
    2. TT BB TT B
    3. TT BB TT T
    4. BB TT BB B
    5. BB TT BB T
    6. TT BB TT B
    7. TT BB TT T
    8. BB TT BB B

    Kính mời bạn bốn phuơng xa gần “hạ bút đề thi” đăng lên, góp phần trên diễn đàn V.Dict tô điểm cho Mậu Tý.

    Các bạn có thắc mắc về thơ “Thất ngôn bát cú” cứ hỏi ở đây. Bác Quang và Bác Innocent lúc nào cũng sẵn sàng.

  2. #12
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Tôi xin bổ túc thêm một phần để bà con dễ hiểu thêm về thể thơ này.

    Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.

    -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau.

    -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài.

    -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.

    -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
    Từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A...%E1%BB%87t_Nam

  3. #13
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by MANH NGUYEN View Post
    Thể thơ “Thất ngôn bát cú”
    Tổng quát và mẹo luât:
    Bài thơ có 08 câu, mỗi câu có 07 chữ.
    Cách gieo vần: 5 vần bằng hay bình ONLY
    Luật bằng, trắc:
    Bằng hay bình: chữ không dấu hoặc có dấu huyền trong nhóm 05 dấu (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã.)
    Trắc: chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã.
    Thơ gồm có 04 cặp câu:
    Hai câu mở đầu có gieo vần ở cuối mỗi câu.
    Hai câu tiếp gọi là cặp Trạng, buộc phải đối nhau gieo vần ở câu thứ 4.
    Hai câu sâu đó gọi là cặp Luận, cũng buôc phải đối nhau và cũng gieo vần ở câu thứ 6
    Chữ thứ 2 của bài thơ ở vần bằng thì bài thơ đó là “vận bằng”
    Nếu chữ thứ 2 của bài thơ ở vần trắc thì bài thơ đó là “vận trắc
    Đối: đối chọi hoặc đối đáp…có tư tưởng thích ứng hợp tình hợp cảnh.
    TD: “Chiếu kính họa mi, nhất điểm phiên thnàh lưỡng điểm
    Lâm trì ngoan nguyệt, nhất luân chuyển phá song luân”
    Dịch: Soi kiến họa chân mày, 01 điểm thnàh 02 điểm (em gái tên Điểm)
    Xuống ao xem trăng, 01 vầng thành 02 vầng (Tên anh là Luân)

    ''Thăng Long thành hoài cổ":

    Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
    Nước còn cau mặt với tang thương.
    Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

    Luật thơ: bằng (B) và trắc (T)
    “Nhât tam ngủ bât luận, nhì tứ lục phân minh”: Chữ thứ nhất thứ 3 và 5 sao cũng đươc; nhưng chữ thứ 2, 4 và 6 phải đúng luật bằng trắc.

    Vận trắc:
    1. TT BB TT B
    2. BB TT BB B
    3. BB TT BB T
    4. TT BB TT B
    5. TT BB TT T
    6. BB TT BB B
    7. BB TT BB T
    8. TT BB TT B

    Muốn Làm Thằng Cuội

    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
    Trần giới em nay chán nữa rồi.
    Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
    Có bàu có bạn, can chi tủi,
    Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
    Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.


    Vận bằng:
    1. BB TT BB B
    2. TT BB TT B
    3. TT BB TT T
    4. BB TT BB B
    5. BB TT BB T
    6. TT BB TT B
    7. TT BB TT T
    8. BB TT BB B

    Kính mời bạn bốn phuơng xa gần “hạ bút đề thi” đăng lên, góp phần trên diễn đàn V.Dict tô điểm cho Mậu Tý.

    Các bạn có thắc mắc về thơ “Thất ngôn bát cú” cứ hỏi ở đây. Bác Quang và Bác Innocent lúc nào cũng sẵn sàng.
    Rất hay, và mạn phép Nguyễn tiên sinh được bổ sung chút xíu.
    1. Hai câu đầu trong bài TNBC gọi là 2 câu "đề" (mở bài), 2 câu tiếp theo là 2 câu "thực" (nói rõ hơn về câu "đề"), tiếp theo là "luận"(tán dương, bình luận) và "kết" (đưa ra chính kiến). Vần bắt buộc phải gieo ở cuối mỗi cặp câu nói trên.
    2. 2 cặp câu thực và luận phải làm theo thể "biền ngẫu" (tức là 2 câu phải đối về thanh và ý).
    3. Trong phải chữ mỗi câu thì chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 6 phải làm luân phiên bằng trắc. Các chữ còn lại thì tùy theo văn cảnh (Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh).
    4. Những bài thơ mà chữ cuối câu đầu rơi vào vần trắc thì có thể không phải gieo vần tại đó. Cả bài lúc đó chỉ có 4 vần.
    Về bằng trắc thì cũng có vài thi nhân xuất chúng có thể phá luật mà tạo thành những bài tuyệt hay, nhà Đường thì có Thôi Hiệu với "Hoàng Hạc lâu" và Việt Nam thì tôi được đọc Quang Dũng phá cách trong bài "Tây tiến" là nổi tiếng.
    Mong các bạn góp ý thêm.

  4. #14
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Talking

    Viết xong, post lên thì thấy Lão nông đã kịp đưa trước rồi, mình vô duyên quá!

  5. #15
    Junior Member
    Join Date
    Feb 2008
    Posts
    1

    Smile trả lời"qua đèo ngang"

    trong 2 câu thơ:"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
    "Con quốc quốc" và "cái gia gia" là cách mà BHTQ gọi hai loài chỉm rừng:"chim cuốc" và "chim gia gia"
    (nói chung là ko bít có chính xác hay ko nữa)

  6. #16
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by thanhnga View Post
    trong 2 câu thơ:"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
    "Con quốc quốc" và "cái gia gia" là cách mà BHTQ gọi hai loài chỉm rừng:"chim cuốc" và "chim gia gia"
    (nói chung là ko bít có chính xác hay ko nữa)
    Tớ không biết "gia gia" có phải là "đa đa" không, nhưng tớ biết chim quốc và chim cuốc là 1 loại.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  7. #17
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Tớ không biết "gia gia" có phải là "đa đa" không, nhưng tớ biết chim quốc và chim cuốc là 1 loại.
    Theo tiếng Việt cổ thì "gia" và "đa" đọc như nhau, dẫn chứng đơn giản là phía bắc Hà Nội, bên bờ sông Hồng có một địa danh là 1 rừng cây đa gắn với nhiều sự kiện lịch sử (đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai) và được gọi là Gia Lâm cho tới tận ngày nay.

  8. #18
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Theo tiếng Việt cổ thì "gia" và "đa" đọc như nhau, dẫn chứng đơn giản là phía bắc Hà Nội, bên bờ sông Hồng có một địa danh là 1 rừng cây đa gắn với nhiều sự kiện lịch sử (đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai) và được gọi là Gia Lâm cho tới tận ngày nay.
    Oh, Thank you bác Quang! Vậy Gia Lâm là Rừng Đa.Hồi nào tới giờ LtDra chả bao giờ để ý 2 chữ "Gia Lâm", cứ nghĩ đơn giãn nó là 1 cái tên thôi. silly quá hén
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  9. #19
    Member
    Join Date
    Jan 2008
    Location
    suburb of nowhere
    Posts
    61

    Default 1 tài liệu sưu tập về thơ Đường

    Các thể loại thơ Đường
    I. Thơ cổ phong hay cổ thể

    Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người ta chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).

    Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác nhau, có loại bài ngắn (đoản thiên), và bài dài (trường thiên).

    Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn câu, sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu... Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý...

    Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần (độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết (Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại hay cả hai.

    Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết năm hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)...

    Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:

    Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
    Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
    Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển cho sâu sắc.
    Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.

    Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm, cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy mà tính hàm súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả...

    II. Thơ luật

    Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như sau:

    Phá: Câu mở đầu (cũng gọi là Phá đề)
    Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
    Thực: Gồm hai câu 3, 4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.
    Luận: Gồm hai câu 5, 6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng ý chính của bài.
    Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.

    Thơ luật có thể năm lời (ngũ ngôn) và thể bảy lời (thất ngôn)

    * Ví dụ thơ thể ngũ ngôn:

    TỐNG HỮU NHÂN

    Thanh sơn hoành Bắc quách,
    Bạch thuỷ nhiễu Đông thành.
    Thử địa nhất vi biệt,
    Cô bồng vạn lý chinh.
    Phù vân du tử ý,
    Lạc nhật cố nhân tình.
    Huy thủ tự tư khứ,
    Tiêu tiêu ban mã minh.
    (Lý Bạch)

    TIỄN BẠN

    Chạy dài cõi Bắc non xanh,
    Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
    Nước non này chỗ đưa nhau,
    Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
    Chia phôi khác cả mối long,
    Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
    Vẫy tay thôi đã rời xa,
    Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.
    (TẢN ĐÀ dịch)


    * Ví dụ thể thất ngôn:

    THU HỨNG

    Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
    Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
    Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
    Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
    Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
    Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
    (Đỗ Phủ)

    HỨNG THU

    Lác đác rừng phong hạt móc sa,
    Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
    Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
    Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
    Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
    Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
    Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.
    (NGUYỄN CÔNG TRỨ dịch)
    III. Thơ tuyệt cú:

    Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câu. Là một thể thơ bốn câu, có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói. Chẳng hạn như bài Tự Quân Chi Xuất Hỹ của Trương Cửu Linh:

    TỰ QUÂN CHI XUẤT HỸ

    Tự quân chi xuất hĩ
    Bất phục lý tàn ky.
    Tư quân như nguyệt mãn,
    Dạ dạ giảm thanh huy.

    TỪ THUỞ CHÀNG ÐI

    Từ ngày chàng bước chân đi,
    Cái khung dệt cửi chưa hề dúng (nhúng) tay.
    Nhớ chàng như mảnh trăng đầy,
    Ðêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.
    (NGÔ TẤT TỐ dịch)

    Bài thơ nói được cái tình của người vợ mà lối ví von, hình ảnh vừa đẹp, vừa sâu sắc. Lời, kết cấu, ý tứ thật trọn vẹn, súc tích.

    Thơ tuyệt cú làm hay, thật khó. Nhưng trong thơ Đường, nhiều bài thơ tuyệt cú đã vượt được thử thách, lưu truyền hang ngìn năm, tính tư tưởng cao, hình ảnh đẹp và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá.

    Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu...

    Thơ tuyệt cú có bốn câu, do đó cũng gọi là tứ tuyệt. Thơ tuyệt cú đẹp như hoa một bông trên cành thắm, có thể nói trực diện, hoặc nói xa xôi mà ý tứ lại thâm trầm, đều được cả.

    Phong Kiều Dạ Bạc

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
    (Trương Kế)


    Innocent:
    Trên đây là một đoạn tôi luợm lặt được.

    Riêng bài "Phong Kiều Dạ Bạc' này tôi thấy sau này ở bài "Nguyên Tiêu" có những âm hưởng khá giống:

    Kim dạ Nguyên Tiêu nguyệt chính viên
    Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
    Yên ba thâm sứ đàm quân sự
    Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

    Cùng gieo vần "-iên"
    Câu đầu: thời gian cùng là về đêm
    Câu thứ 2: có sông nước, không gian sông nước
    Câu cuối đều là: "Dạ bán........thuyền"
    Chuẩn bị học lại Tiếng Anh, và mong muốn học Hán Văn. Nên chăng?

  10. #20
    Member
    Join Date
    Jan 2008
    Location
    suburb of nowhere
    Posts
    61

    Default Thêm về Bà Huyện Thanh Quan

    Mới đăng trên vietnamnet hôm qua:
    Bà Huyện Thanh Quan, người đi dọc những Đèo Ngang
    08:30' 11/02/2008 (GMT+7)
    - Bà Huyện Thanh Quan là người không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy được cả vẻ đẹp của suy tàn. Điều này thường trực trong thi phẩm đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phân tâm học gọi là bản năng chết (thanatos).
    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta
    Bà Huyện Thanh Quan

    Cảnh Đèo Ngang
    1. Năm 1802, sau khi thống nhất cả nước, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Thậm chí, chữ long trong tên gọi Thăng Long vốn là rồng, biểu tượng vương quyền và lý do chọn đô của Lý Thái Tổ, cũng bị đổi thành chữ long là thịnh.
    Sự hạ thấp này hẳn làm đau lòng dân chúng Bắc Hà, nhất là các sĩ phu, những người từng ăn lộc nhà Lê như Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, thầy học của Nguyễn Lý, thân sinh Bà Huyện Thanh Quan. Nỗi đau ấy, về sau, hẳn còn gia tăng khi cố đô Thanh Long bị đổi thành tỉnh Hà Nội vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831): Kinh thành ngày ấy tỉnh bây giờ!
    Năm 1813, trên đường đi sứ Trung Hoa, qua Thăng Long, chứng kiến những đổi thay nơi mình đã từng sống suốt tuổi hoa niên, Nguyễn Du cảm khái:
    Thiên niên cự thất thành quan đạo
    Nhất phiến tân thành một ố cung
    (Nhà lớn nghìn năm thành đường cái
    Một mảnh tân thành mất cung xưa)
    Nhìn Thăng Long bây giờ, thi nhân nhớ về một Thăng Long ngày xưa. Một nỗi nhớ với từng chi tiết cụ thể, đối lập nhau như nhà/đường, thành/cung, mới/xưa. Và nỗi nhớ càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng chứng tỏ nỗi đau mất biểu tượng ấy lớn bấy nhiêu. Đó là nguồn gốc và cũng là nội dung của một tâm thức chung về sau được gọi là tâm sự hoài Lê mà một lớp người đã từng sống với hoàng triều đeo đẳng.
    2. Bà Huyện Thanh Quan (1) là người Thăng Long chính gốc, dù bản thân chưa từng sống với nhà Lê, nhưng hít thở cái tâm thức chung ấy của thời đại, hẳn cũng không tránh khỏi cái tâm sự hoài Lê. Một lần, Qua chùa Trấn Bắc (2), thi nhân thấy:
    Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
    Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
    Một tòa sen rớt hơi hương ngự
    Năm thức mây phong nếp áo chầu
    Sóng lớp phế hưng coi như rộn
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
    Người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
    Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu. (3)
    Trấn Bắc là một hành cung cũ đời Hậu Lê, xưa chúa Trịnh thường đem văn võ bá quan, hoặc cung nữ, tới thưởng ngoạn cảnh Hồ Tây và bày những trò vui nhộn. Vậy mà nay đã trở nên tiêu điều, vắng vẻ, cỏ dãi dầu. Từ đó, thi nhân chạnh nghĩ về nhà Lê Trịnh, như một niềm cố quốc. Chữ chạnh ở đây chỉ là nhân mà nghĩ, do điều gì đó gợi ra mà nghĩ chứ không phải lúc nào cũng đau đáu như những cựu thần nhà Lê. Hơn nữa, thi nhân cũng không nghĩ về chính cái nước cũ ấy, mà chỉ nghĩ đến nó như một niềm, một tâm sự.
    Đọc thơ Thanh Quan, nhiều người thắc mắc, sao thi nhân đang sống trên đất nước mình mà lại luôn luôn nói về cố quốc ("Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau"), luôn nhớ nước ("Nhớ nước đau lòng con quốc quốc")? Có vẻ như có một mâu thuẫn logic nào đó. Thực ra, về mặt xã hội, Bắc Hà (Đàng Ngoài) luôn được coi như một "nước" so với Nam Hà (Đàng Trong) (Xem Hoàng Lê nhất thống chí). Hơn nữa, về mặt tâm lý, cùng một thực tại mà không cùng một khoảnh thời gian thì thực tại đó chưa hẳn đã như nhau. Bởi thế, Nguyễn Bính mới "ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên".
    Và, cũng bởi thế, Bà Huyện Thanh Quan nhìn hiện tại mà nhớ đến quá khứ. Thậm chí, nỗi nhớ làm con người như rơi vào ảo giác. Thi nhân thấy quá khứ: một toà sen thơm hơi hương vua còn rớt và năm thức mây lưu lại nếp áo chầu. Sự hoài niệm đã xáo trộn thời gian, biến quá khứ thành hiện tại. Đây là một nét đậm, một nhịp mạnh trong thơ Thanh Quan. Nó không chỉ tạo ra một cảm hứng thế sự, mà còn tạo ra cái nhìn thế giới và cái nhìn nghệ thuật trong thơ bà.
    Bà Huyện Thanh Quan sống trong một thời đại (lớn) đầy biến động. Nhà Lê/Mạc, chúa Trịnh/Nguyễn, Tây Sơn/Nguyễn Ánh liên tiếp xuất hiện và liên tiếp sụp đổ. Nguyễn Du, một chứng nhân của thời đại ấy, đã phải thốt lên: "Cổ kim bất kiến thiên niên quốc" (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào tồn tại nghìn năm cả). Bà Huyện Thanh Quan cũng sống trong một không gian nhiều đổi thay. Đó là Thăng Long. Theo quy luật động học văn hóa, trung tâm bao giờ cũng thay đổi nhanh hơn và nhiều hơn ngoại biên. Hơn nữa, ở Việt Nam, mỗi triều đại mới lên ngôi thường phá hủy những công trình của triều đại trước để làm lại từ đầu. Trong một không - thời gian biến dịch như vậy, từ một cảnh quan cụ thể là chùa Trấn Bắc, Bà Huyện Thanh quan dễ khái quát lên thành một quy luật xã hội:
    Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
    Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
    Quy luật này không chỉ chi phối một cảnh quan nào đó của Thăng Long, mà Toàn bộ Thăng Long và qua đó toàn bộ non sông đất nước. Đây là sự thăng hoa của thơ Thanh Quan và càng ở những bài thơ sau thì sự thăng hoa này càng lớn. Vì thế, trong Thăng Long thành hoài cổ, tâm sự hoài Lê trong Bà Huyện Thanh Quan đã trừu tượng hóa thêm một bậc nữa:
    Tạo hóa gây chi cuộc Lý Trường?
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
    Nước còn cau mặt với tang thương.
    Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
    Thi nhân trách con tạo (gây chi) biến cuộc đời thành sàn diễn của những đổi thay. Thoạt tiên vẫn những đối lập xưa/nay ấy: Xưa là lối xe ngựa đi về nhộn nhịp thì nay chỉ có cỏ thu phủ dày; xưa là lâu đài đường bệ mà nay chỉ còn trơ lại nền cũ dưới ánh chiều tà. Rồi xuất hiện thêm một đối lập khác nữa tự nhiên/nhân tạo. Ngày tháng (tuế nguyệt) trôi đi kéo theo những đổi thay (tang thương), nhưng đó là những đổi thay của thế giới nhân tạo, thế giới người, còn tự nhiên (đá, nước) thì vẫn bất biến (trơ gan, cau mặt). Soi vào tấm gương vĩnh hằng của tự nhiên, đời sống nhân tạo từ xưa đến nay (kim cổ) càng trở nên giả tạm và thoáng chốc. Con người đối diện với cảnh tượng này (cảnh đấy, người đây) được thức nhận, tỉnh táo hơn so với con người ảo giác ở chùa Trấn Bắc. Nhưng, vì thế, cũng đau khổ hơn.Và cô đơn hơn.
    Đến đây, có thể nói, cái chữ tâm sự hoài Lê ở Bà Huyện Thanh Quan, nếu có thì cũng đã dần dần trở nên rỗng nghĩa, mất nội dung cụ thể. Thăng Long thời Lê chỉ còn là một biểu tượng của một quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Thậm chí chỉ còn là biểu tượng của một dĩ vãng chung chung một hoài niệm, một nỗi nhớ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ cấp hai này tạo thành nội dung sống của Bà Huyện Thanh Quan.
    Chuẩn bị học lại Tiếng Anh, và mong muốn học Hán Văn. Nên chăng?

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •