Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456

Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bbcode.php on line 2958
Nơi bàn về: ĐIỂN TÍCH - ĐIỂN CỐ - CỔ NGỮ CHÚ GIẢI - Page 2
Page 2 of 7 FirstFirst 1234 ... LastLast
Results 11 to 20 of 135

Thread: Nơi bàn về: ĐIỂN TÍCH - ĐIỂN CỐ - CỔ NGỮ CHÚ GIẢI

Hybrid View

  1. #1
    Senior Member Tanyenbai's Avatar
    Join Date
    Feb 2009
    Location
    Hanoi
    Posts
    435

    Default nghèo rớt mùng tơi

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Câu "nghèo rớt mùng tơi" chịu rồi, đây là một "tục ngữ" trăm phần trăm.
    dethuong_x0x nói đúng lắm, nếu đã nói Nã Phá Luân thì phải nói là "đánh thành Đồ Long (hoặc Độ̣t Long, hoặc Tú Long)" chứ
    Khi bạn nấu canh mùng tơi, là nó nhừ, gắp lên nó tự rớt thành giọt lả tả xuống.
    Trông như cái áo mặc quá lâu quá cũ của người nghèo???
    in rag

  2. #2
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by Tanyenbai View Post
    Khi bạn nấu canh mùng tơi, là nó nhừ, gắp lên nó tự rớt thành giọt lả tả xuống.
    Trông như cái áo mặc quá lâu quá cũ của người nghèo???
    in rag
    Vậy thì nó liên quan đến thành ngữ này ở điểm nào?

  3. #3

    Default

    Quote Originally Posted by Tanyenbai View Post
    Khi bạn nấu canh mùng tơi, là nó nhừ, gắp lên nó tự rớt thành giọt lả tả xuống.
    Trông như cái áo mặc quá lâu quá cũ của người nghèo???
    in rag
    Chào Quang tiên sinh! Lâu ngày hén!

    có lẽ tanyenbai chưa đọc giải thích của tôi về sự tích câu nói nghèo rớt mùng/mồng tơi?
    Đây là giải thích theo tôi hợp lý nhất. Chứ lá mồng tơi dùng để nấu canh không liên quan gì tới câu nói đó. Bởi tôi hồi nhỏ đã thấy cái áo tơi của nông dân nghèo ở trung bộ đó.

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    390

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Các bạn có gì thắc mắc về những từ có nguồn gốc từ xưa cin viết vào đây nhé!
    Anh Quang giải thích dùm chữ “duyên” như trong duyên nợ, duyên kiếp, duyên số. Tôi muốn dịch chữ này sang tiếng Anh và có cảm tưởng nó nghĩa giống như “fate” nhưng không chắc lắm.

    Và nghĩa của “Tống Biệt Hành”, tựa bài thơ của Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)
    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thắm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

  5. #5
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default ...về "Tống biệt hành" và chữ "Duyên"

    Quote Originally Posted by sang56 View Post
    Anh Quang giải thích dùm chữ “duyên” như trong duyên nợ, duyên kiếp, duyên số. Tôi muốn dịch chữ này sang tiếng Anh và có cảm tưởng nó nghĩa giống như “fate” nhưng không chắc lắm.

    Và nghĩa của “Tống Biệt Hành”, tựa bài thơ của Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)
    1. "Duyên": nghĩa nguyên của nó là "đầu mối" (ngày xưa kéo sợi để dệt vải, nơi nắm đầu sợi vải để bắt đầu kéo gọi là "duyên", khi thắt một cái nút ở đó gọi là "đoan"), sau có thêm một nghĩa nữa dùng để chỉ một nguyên nhân rất sâu xa cho 1 kết quả (thường kết quả này mang tính hội tụ, gặp gỡ).
      • Duyên nợ: Món nợ có từ xa xưa (xa xưa tới mức có thể là từ tiền kiếp hoặc đa tiền kiếp).
      • Duyên kiếp: Một quãng thời gian trong cuộc đời (kiếp) có nguyên nhân từ xa xưa.
      • Duyên số: Số phận đã được định đoạt từ trước.
    2. Về "Tống biệt hành":
      • Tống: Đi theo, đưa.
      • Biệt: Chia tay trong 1 thời gian khá dài và không định trước được ngày gặp lại.
      • Hành: 1 thể thơ trường thiên cổ. Loại thơ này có vần, thường do những kẻ quân nhân, võ biền hay nam nhi hay đi lại làm ra, vần nọ tiếp vần kia và có thể bất tận. Có nhiều bài hành nổi tiếng như "Tỳ bà hành" (Bạch Cư Dị)...

      "Tống biệt hành" là một bài thơ phỏng cổ, Thâm Tâm làm trong buổi tiễn đưa. Trong bốn câu trích của sang56 còn ngụ tích Yên Đan tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, một cuộc ra đi mưu đại sự mà khả năng thành công rất mong manh.

  6. #6
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Posts
    390

    Default

    Very clear explanation. Thank you very much Mr. Quang.

  7. #7
    Senior Member livelong's Avatar
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    245

    Default

    Quote Originally Posted by sang56 View Post
    Anh Quang giải thích dùm chữ “duyên” như trong duyên nợ, duyên kiếp, duyên số. Tôi muốn dịch chữ này sang tiếng Anh và có cảm tưởng nó nghĩa giống như “fate” nhưng không chắc lắm.

    Và nghĩa của “Tống Biệt Hành”, tựa bài thơ của Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)
    Đưa người ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thắm không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
    Xin mạo muội khai bút trước Mr.Quang
    Chữ Duyên có nguồn gốc Phật học và là 1 Hán ngữ. Chữ Duyên có 1 ý nghĩa cực kỳ sâu rộng. Có thể nói đây là 1 phạm trù Phật học.
    - Thứ nhất Duyên là căn nguyên, là nguồn gốc, là nguyên nhân phát sinh mọi hiện tượng trong vũ trụ (Thập nhị Nhân duyên, 12 nguyên nhân của sự tuần hoàn trong vũ trụ). Duyên ở đây là duyên cớ.
    Pháp Thập Nhị Nhân Duyên chỉ giải thích "sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó".
    Thập Nhị Nhân Duyên [1] là một bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sanh-tử chớ không phải là một lý thuyết triết học về sự tiến hóa của vũ trụ. Giáo lý nầy chỉ đề cập đến vấn đề nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi, nguyên nhân của sự đau khổ, và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sanh thoát ra khỏi mọi đau khổ của đời sống, chớ không tìm giải thích những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.
    Bởi vì có A nên B phát sanh, bởi vì có B nên C phát sanh. Khi nào không có A tất nhiên không có B. Khi nào không có B thì C cũng không có. Nói cách khác, cái nầy như vầy thì có cái kia; cái nầy không phải như vầy thì cái kia không có (imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam natthi hoti).

    (Trích dẫn theo Thư viện Hoa sen)
    -Thứ 2, Duyên là những cài gì đã được định trước thuộc về siêu nhiên mà con người không thể thay đổi được. Ta thấy được chữ duyên với nghĩa này trong câu cổ ngữ "Hữu duyên thiên lý ăn tương hột, vô duyên đối diện thấy thương liền". Duyên ở đây là duyên phận.
    -Ngoài 2 chữ Duyên thuộc Hán ngữ nói trên thì trong Tiếng Việt của chúng ta cũng có 1 chữ Duyên, đó là duyên dáng ( xinh xắn, dễ thương). Song có lẽ nó cũng là 1 biến thể của từ Duyên thuộc Hán ngữ. ( phiên bản 1000.1 của chữ Duyên )


    Còn ngữ "Tống Biệt Hành", theo suy nghĩ thiển cận của tôi thì nó chỉ có nghĩa là Tiễn biệt mà thôi. "Tống" là tiễn đưa; "Biệt" là ly biệt, chia tay, xa cách; chữ Hành có nhiều nghĩa nhưng ở đây nó có nghĩa là đi, ra đi. Vậy "Tống Biệt Hành" là đưa tiễn người đi xa.
    I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
    my Y!M: chau_truong_sinh

  8. #8
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Lightbulb

    Bác xem lại bài của em nhé, chữ "Duyên" theo cách của em giải thích là rất cổ. Sau đời nhà Đường, Trần Huyền Trang mang kinh Phật vào Trung Quốc mới dịch các khái niệm của Phật Giáo ra tiếng Hán, lúc đó ông và các học giả đương thời mới dùng từ "duyên" để diễn đạt một khái niệm của Phật học. Trước đó (khi chưa có Kinh Phật), chữ Duyên đã được dùng rất nhiều , như trong "Kinh Thi", "Sở từ", "Nam Hoa kinh" (cuốn sách của đạo Lão)... Đến thơ Đường thì chữ "Duyên" đã bao hàm rất nhiều nghĩa. Còn giải thích chữ "Duyên" trong phật giáo của bác thì rất chính xác

  9. #9
    Senior Member livelong's Avatar
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    245

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Bác xem lại bài của em nhé, chữ "Duyên" theo cách của em giải thích là rất cổ. Sau đời nhà Đường, Trần Huyền Trang mang kinh Phật vào Trung Quốc mới dịch các khái niệm của Phật Giáo ra tiếng Hán, lúc đó ông và các học giả đương thời mới dùng từ "duyên" để diễn đạt một khái niệm của Phật học. Trước đó (khi chưa có Kinh Phật), chữ Duyên đã được dùng rất nhiều , như trong "Kinh Thi", "Sở từ", "Nam Hoa kinh" (cuốn sách của đạo Lão)... Đến thơ Đường thì chữ "Duyên" đã bao hàm rất nhiều nghĩa. Còn giải thích chữ "Duyên" trong phật giáo của bác thì rất chính xác
    Hic, Trần Huyền Trang hay Đường Huyền Trang Mr.Quang
    Tại vì tên thật của Ông là Trần Vỹ, Tự là Huyền Trang hay Tam Tạng. Do mến mộ tài đức của Ông nên vua Đường lúc bấy giờ ( không biết Vua tên gì )ban cho ông danh hiệu Đường Huyền Trang, và người đời sau thường gọi ông là Đường Tam Tạng-Một danh Tăng xuất chúng của Trung hoa không chỉ riêng lĩnh vực Phật pháp mà còn trên nhiều lĩnh vực khác về tự nhiên, địa lý và dịch thuật.
    I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
    my Y!M: chau_truong_sinh

  10. #10
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by livelong View Post
    Hic, Trần Huyền Trang hay Đường Huyền Trang Mr.Quang
    Tại vì tên thật của Ông là Trần Vỹ, Tự là Huyền Trang hay Tam Tạng. Do mến mộ tài đức của Ông nên vua Đường lúc bấy giờ ( không biết Vua tên gì )ban cho ông danh hiệu Đường Huyền Trang, và người đời sau thường gọi ông là Đường Tam Tạng-Một danh Tăng xuất chúng của Trung hoa không chỉ riêng lĩnh vực Phật pháp mà còn trên nhiều lĩnh vực khác về tự nhiên, địa lý và dịch thuật.
    Ở Trung Quốc, sau thời Phong thần có nhiều địa phương mà cơ cấu hành chính như một quốc gia nên thường gọi là 1 nước (như chữ "quốc") và nhiều khi tính cách của dân từng nước rất điển hình, ví dụ như người nước Tề thì rất mưu mẹo, người nước Yên, Sở thì vũ dũng...
    Về sau, người ta thường lấy xuất xứ của mình gắn liền vào tên (như các bạn thấy trong Tam Quốc - "ta là Trương Phi người nước Yên đây!" hay tên Thường Sơn Triệu Tử-Long chẳng hạn). Đặc biệt là cuối thời Xuân Thu, 3 người Triệu Vô-Tuất, Hàn Hổ, Ngụy Câu chia nước Tấn làm 3 phần, họ lấy luôn họ của mình đặt tên cho quốc gia mới, có lẽ khái niệm "quốc tính" bắt nguồn từ đây.
    Còn Trần Huyền Trang thì bác livelong nói hoàn toàn đúng. Ông tên là Trần Vỹ (có bản viết là Trần Huy hoặc Trần Y) sinh năm 596 (thời Tùy Văn đế Dương Kiên). Xuất gia từ 13 tuổi, giỏi Phật học đến nỗi có danh hiệu là Tam Tạng pháp sư. Đến thời nhà Đường, Phật học được ưa chuộng nên vị sư ưu tú này được vua Đường Thái Tông nhận làm em kết nghĩa, nhưng do cha ông (Trần Huệ) là một Nho gia nổi tiếng nên ông không đổi họ. Vua ban pháp danh cho ông là Huyền Trang. Vì phải đi thuyết giảng nhiều nơi gọi là Đường Huyền Trang như cách giải thích phía trên.



    Tranh vẽ Trần Huyền Trang trên vách đá ở di tích Đôn Hoàng, Trung Quốc

    Ông là một học giả vô cùng uyên bác, giỏi tới 16 ngoại ngữ và viết chữ rất đẹp. Nếu còn sống thì admin nên lặn lội tới tận nhà mà mời vào đây.

Similar Threads

  1. nho cac bac giai dum em cau do.....
    By kltforever in forum Vietnamese culture
    Replies: 15
    Last Post: 04-21-2009, 01:04 PM
  2. giai? thich'
    By dethuong_x0x in forum General discussion
    Replies: 9
    Last Post: 02-10-2008, 12:24 AM
  3. co ai giai thich cho minh hieu khong?
    By sakura in forum Translation help
    Replies: 1
    Last Post: 10-23-2007, 10:52 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •