Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Help with Northern dialect - Page 2
Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 37

Thread: Help with Northern dialect

  1. #11
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    Yes, there are dialects in Vietnamese language, for example: to park is Đỗ in the north but Đậu in the south. Likewise, xơi = ăn, chè = trà, đủa cả = đủa bếp… and many other words :-)

  2. #12
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    Bác hiểu sai rồi, dialect là âm đọc của một chữ. Một chữ mà có nhiều âm đọc khác nhau hoàn toàn gọi là dialects, chẳn hạng như tiếng Hoa, chỉ có một cách viết mà có nhiều dialects như là Tiều , Hẹ, Quảng Đông, Quang Thoại hay Phúc Kiến.

    Ví dụ bác đưa ra ở trên là 1 nghĩa nhưng có nhiều chữ khác nhau, trường hợp này tiếng Anh cũng có vậy ví dụ như cyclone, hurricane hay typhoon đều có nghĩa giống nhau. Vậy đâu có fải là dialects.
    Last edited by camtieu; 12-23-2009 at 02:30 PM.

  3. #13
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    Vậy phương ngữ là gì? Please read a funny article here:
    Chúng ta đều biết rằng địa phương nào cũng có những phương ngữ do cư dân ở đó tạo nên qua nhiều đời và thường chỉ sử dụng với nhau giữa người tại địa phương ấy. Địa phương của những phương ngữ thường là phạm vi một tỉnh, một vùng, miền.

    Tôi đã có dịp đến nhiều địa phương và đến đâu tôi cũng cố ý lắng nghe, sưu tầm… nhưng không có nơi nào giàu phương ngữ như ở Quảng Nam. Điều đáng mừng là mọi phương ngữ của Quảng Nam không phải tiếng lóng, hoàn toàn không dung tục và đều có ngữ nghĩa thâm thúy …

    Nhận xét chung, phương ngữ của địa phương này thường gây khó hiểu tức thì, thậm chí hiểu lầm đối với người của các địa phương khác. Phương ngữ của Quảng Nam cũng không tránh khỏi điều ấy.

    Tôi xin kể sau đây mấy chuyện vui do phương ngữ của Quảng Nam “đi lạc” rất buồn cười.

    Có một chị “ngoài mình” lần đầu vào Sài Gòn. Khi ra phố, chị hỏi anh cảnh sát giao thông:

    - Anh cho tui biết đường ni đi mô ri?

    Anh cảnh sát ngạc nhiên đáp:

    - Ta đã đổi các đường tên Tây sang tên Việt từ lâu rồi, làm gì còn con đường nào như chị hỏi?

    Chị … phản biện:

    - Ơ hay, Tây gì mà Tây? Là tui hỏi anh đường ni đi mô?

    Suy nghĩ một hồi mới vỡ lẽ, anh cảnh sát không nhịn được cười rồi nói rõ con đường chị hỏi. Anh tưởng chị nói ni-đi-mô-ri là tên Tây. Nếu hồi xưa do người Pháp đặt, ta có thể tạm phiên âm chữ Pháp tên đường chị hỏi là “Nidimori”!

    Chuyện trên tôi chỉ nghe tại những dịp ngồi với các bạn đồng hương. Còn mấy chuyện sau đây hoàn toàn có thật. Trước hết là mấy chuyện xảy ra trong gia đình tôi.

    Vợ tôi là người Sài Gòn chính cống. Mãi đến khi vợ tôi hạ sinh cháu trai đầu lòng mẹ tôi mới vượt mọi khó khăn về việc đi lại trong thời chiến tranh để vào thăm con, thăm dâu, thăm cháu.

    Vừa vào đến nhà, mẹ bảo vợ chồng tôi đưa đến chỗ nôi con tôi đang ngủ. Mẹ tươi cười nhìn đích tôn của bà rồi nói:

    - Hắn théc ngon, cái mặt giống thằng cha hắn, thấy dễ ghét!

    Vợ tôi có vẻ ngơ ngác. Khi mẹ ra nhà sau rửa mặt, cô nàng hỏi nhỏ tôi với nét mặt không vui:

    Mẹ nói hắn théc là gì, cu Viên đang ngủ chớ có théc la gì đâu? Và tại sao mẹ nói mặt nó giống anh mà lại dễ ghét vậy?

    Tôi bật cười và phải giải thích ngay với má thằng cu rằng tiếng théc là nói đứa nhỏ đang ngủ và mẹ nói dễ ghét tức là cực kỳ dễ thương đấy. Với các hài nhi, mấy bà ngoài anh kỵ nói ngủ với dễ thương để mụ Bà khuất mặt không quở (!). Phương ngữ của quê anh tức cười như vậy đó.

    Vợ tôi đấm vào lưng tôi mà cười rồi nói:

    - Hồi trước mà anh nói em dễ ghét như mẹ vừa nói thì cho anh… ghét luôn.

    Chưa hết. Ngay chiều hôm ấy, mẹ chồng vừa ngồi nói chuyện vừa coi nàng dâu làm cơm tối. Đến “tiết mục” kho cá, nàng dâu vừa lấy chai nước mắm, mẹ bảo:

    - Chỉ mẳn mẳn thôi, đừng rưới quá lố nghe con!

    Hôm sau, mẹ ở nhà làm cơm. Tôi đi làm vừa về đến nhà thì vợ tôi đi dạy cũng về kịp. Mẹ vui vẻ nói với chúng tôi:

    - Ở nhà mẹ làm thành khoảnh rồi, hai con ngồi lại ăn ba hột đi.

    Trong bữa ăn vợ tôi cứ nhìn tôi lẻn cười như có điều gì thắc mắc nhưng không tiện nói ra.

    Xong bữa cơm, cô nàng lấy bọc đậu xanh mới mua đổ ra thau. Mẹ tôi nhìn rồi nói:

    - Mớ đậu ni ước vạt tới hai ký.

    Trưa hôm ấy, vợ chồng tôi nhịn chợp mắt như thường ngày vì vợ tôi bắt tôi giải thích cho nàng hiểu những phương ngữ của quê chồng mà mẹ mới “đem” vào.

    Nghe xong, vợ tôi không cười mà nhẩm lại những từ ấy như cô bé lặp lại số từ vựng vừa được “thầy” giảng:

    - Mẳn mẳn là không mặn lắm; thành khoảnh là công việc đã hoàn tất tựa như một đám đất hoang đã được phát dọn, cày xới rồi phân ra từng khoảnh hẳn hoi; ước vạt là cách định số lượng bằng cảm quan chứ không cân đo đong đếm giống như đứng nhìn vạt ruộng lúa chín mà ước lượng cả vạt ruộng ấy sẽ gặt được bao nhiêu ang …

    Đến đây vợ tôi nghiêm chỉnh khen:

    - Phương ngữ ngoài quê nội của cu Viên như vậy là quá hay, càng ngẫm nghĩ càng thú vị. Anh phải nhớ để giảng thêm nhiều nhiều cho em hiểu đấy.

    - Nên lắm. Em phải biết nhiều tiếng nữa vì đang có một kho phương ngữ Quảng Nam ở trong nhà (mẹ tôi) và để khi về thăm ngoài nớ gặp bà con khỏi… théc méc.

    Những ngày sau và cho đến bây giờ, vợ tôi lại thích nói đùa với tôi bằng những phương ngữ của quê chồng mà tôi đã “dạy” như “bợ giề thao”, huỡn huỡn, trớt huớt … Tôi thường bị vợ chê là người chi mà chậm rì chậm rịt.

    Một chuyện nữa sau đây cũng là “người thật việc thật”:

    Năm 1956, nhà thơ Huỳnh Quang còn là anh chàng bạch diện thư sinh đẹp trai mới từ Điện Bàn vô Sài Gòn cùng gia đình cư trú luôn tại khu dệt Bảy Hiền. Sáng sớm ngày đầu tiên, anh đi hớt tóc. Ông thợ hớt tóc người Nam Bộ hỏi:

    - Hớt sao đây?

    Anh trả lời:

    - Hớt huây huây.

    Thế là “bác phó cạo Nam Bộ” giở tất cả ngón nghề cao nhất mà bác có để phục vụ cho toại ý khách. Ông ta cho chạy tông-đơ êm ru, tỉa bằng kéo, cạo mặt, xịt dầu thơm, thay vài lần tấm choàng vải trắng. Xong phần hớt, cạo, tỉa, tới sấy. Lại tiếp đến màn đấm lưng, nắn vai, bẻ cổ kêu răng rắc. Ông còn tỉ mỉ ráy tai và nặn mụn nữa …

    - Xong rồi!

    Ông thợ tuyên bố đúng hai tiếng và giũ giũ tấm choàng. Khách khoan khoái đứng lên nghiêng qua nghiêng lại nhìn vào gương lần nữa rồi hỏi tiền công bao nhiêu? Ông thợ hét một cái giá cao gấp hai lần rưỡi giá bình thường mà Huỳnh Quang đã cẩn thận hỏi bà con trước khi đến tiệm. Anh cự:

    - Tôi bảo ông hớt huây huây mà?

    - Thì tôi đã hớt đúng như cậu bảo rồi còn gì?

    Hai bên cự cãi một hồi mới vỡ lẽ: chàng thư sinh Quảng Nam bảo “huây huây” là hớt sơ sơ, tạm tạm thôi. Nhưng vì là phương ngữ, vừa do cách phát âm còn nguyên chất giọng Quảng của khách nên ông thợ người Nam nghe “huây huây” thành “oai oai”, báo hại cuối cùng Huỳnh Quang phải trả cho một chầu hớt tóc theo cái giá… oai oai!

    Ngày nay, việc đi lại, giao lưu của người giữa các địa phương được thuận lợi hơn xưa, việc hiểu phương ngữ của nhau cũng có phần nới rộng nhưng không thể là hiểu tất cả. Vì vậy, tốt hơn hết là khi đến một địa phương khác, ta nên sử dụng ngôn ngữ thống nhất, phổ biến sẽ tiện hơn. Ở đâu cũng vậy, phương ngữ chỉ có tác dụng với người cùng địa phương và hiếm hoi với những ai ở nơi khác nhưng đã hiểu rõ về nó.

  4. #14
    Senior Member
    Join Date
    Aug 2009
    Location
    Huế
    Posts
    552

    Default

    Răng mô tê ni là tiếng địa phương ở miền trung, nhưng những chữ này chỉ có 1 cách đọc duy nhất. Chữ "tê" người Nam hay Trung đọc cũng vậy thôi chỉ khác giọng thôi.

    Bác không nên học hỏi hay tin vào mấy chuyện cười này, vì nếu cứ như thế ... bác sẽ trở thành một chuyện cười đấy.

  5. #15
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    a` thi` ra va^.y, ca?m o*n

  6. #16
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    Phương ngữ Huế
    07:45' 12/10/2005 (GMT+7)

    Vườn tượng Huế

    Một thỉ (một chút, một thẻo): 1. một chốc, một tỉ (Chờ tôi một thỉ); 2. một ít, một tí (Bỏ ớt vô một thỉ); 3. một tỉ.

    Một thôi (một thôi một hồi): một hồi, một nghỉn (Hắn nói một thôi, một hồi tui cũng không hiểu hắn muốn nói chi).

    Một tí: một ít (Nói một tí là chị xiêu lòng).

    Một tớp: một hớp (Uống một tớp rượu).

    Mới đay: mai đây, sau này (Mơi đay anh làm to thì nhớ đến em gái nhỏ ngày ni của em nghe).

    Mơi, ngày mơi: mai, ngày mai (Mơi sớm rồi mần = mai sáng rồi làm).

    Mơi tra, chiều hỏi: Sáng tối tra hỏi, ghen hay hỏi vặn (Cảnh mai tra chiều hỏi là cảnh hạnh phúc đang đội mũ ra đi. Mơi tra chiều hỏi chuyện ma trơi, trời để ghen chi cứ trẻ đôi- Thảo Am Nguyễn Khoa).

    Mơn: 1.Mơn trớn, vuốt ve (Có mèo nên phải mơn vợ); 2. mương, mưng (Ra mơn rửa rau); 3. nhỏ (Câu toàn được cá mơn).

    Mờn: 1. mừng (Chồng được thả về tui mừng rơi nước mắt. Lấy được vợ đẹp mờn rơn). 2. làm, mần (Mờn chi rứa cho con nó cười).

    Mớ: 1. năm mơ nói ra tiếng (Mớ nói ú ớ); 2. một ít (Mua mớ cá).

    Mới béc mắt: 1. mới sáng sớm (Mới béc mắt đã hút thuốc); 2. đang còn nhỏ (Mới béc mắt mà đã hoang).

    Mới dớm (mới nhớm): 1. mới ra đời (Cành mai mới dớm nụ); 2. sắp sửa (Mới dớm đi thì anh tới).

    Mới hú (mới lú): mới nảy mầm, mới trồi ra (Nụ bông mới hú).

    NTT
    (Trích từ Tự điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức)

  7. #17
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by camtieu View Post
    Bác hiểu sai rồi, dialect là âm đọc của một chữ. Một chữ mà có nhiều âm đọc khác nhau hoàn toàn gọi là dialects, chẳn hạng như tiếng Hoa, chỉ có một cách viết mà có nhiều dialects như là Tiều , Hẹ, Quảng Đông, Quang Thoại hay Phúc Kiến.

    Ví dụ bác đưa ra ở trên là 1 nghĩa nhưng có nhiều chữ khác nhau, trường hợp này tiếng Anh cũng có vậy ví dụ như cyclone, hurricane hay typhoon đều có nghĩa giống nhau. Vậy đâu có fải là dialects.
    Bác Fija nói đúng rồi. Bác coi lại định nghĩa của dialect == thổ ngữ, tiếng địa phương.

    Linguistics. a variety of a language that is distinguished from other varieties of the same language by features of phonology, grammar, and vocabulary, and by its use by a group of speakers who are set off from others geographically or socially.
    http://dictionary.reference.com/browse/dialect

  8. #18
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    ta'nh fija ky` ky`, ai hong hie^?u thi` tho^i, hong the`m tranh lua^.n. Ca?m o*n Paddy!

  9. #19
    Senior Member
    Join Date
    Sep 2009
    Posts
    594

    Default

    chu'c gi'ang sinh vui ve? ba` con. Merry Christmas to all mates!

  10. #20

    Default

    Today i am trying to learn about Red Book procedures.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •