Chào các bác, cho em hỏi các bác từ : "rượu mận" được chưng chất từ quả mận tươi (khoảng 30 độ) dịch sang tiếng Anh là : plum liqueur có được không hay có thể dùng wine, alcohol????
Cám ơn các bác nhiều, waiting for your reply!
Chào các bác, cho em hỏi các bác từ : "rượu mận" được chưng chất từ quả mận tươi (khoảng 30 độ) dịch sang tiếng Anh là : plum liqueur có được không hay có thể dùng wine, alcohol????
Cám ơn các bác nhiều, waiting for your reply!
Nếu là rượu ngọt thì dùng chữ liqueur. Plum liqueur. Loại này là rượu tráng miệng sau bữa ăn. Về nồng độ thì loại tớ dùng nặng như wine.
Coi http://dictionary.reference.com/browse/liqueur
Tên rượu trong tiếng Việt là gì ? Bữa nào đi công tác Sài Gòn tớ kiếm mua thử.
Còn rựa mận thì không biết dịch thế nào.
chao bac, cam on bac nhe. Day la ruou che bien tu qua Man hau o vung Moc chau son la. mot to chuc cua Phap da ho tro nong dan o day sx tu nam 2006 va dang tien hanh tim hieu kha nang tieu thu o tt Ha noi.em cung chua biet mat mui ruou nay no ra lam sao. Vi khi doc tai lieu em thay ho dich la alcohol em thay khong on lam nen hoi lai cac bac. Ma bac o Mien nam ha, neu bac thich bao gio co em gui cho.
Cheer
Không có chi. Bác nên nếm thử rồi cho tôi biết là vui rồi. Nhớ cho biết tên luôn, nếu có dịp ghé HN tớ sẽ kiếm mua.
Rượu mà ngọt (có khi khé cổ luôn) thường làm từ trái cây, cà phê thì kêu là liqueur dùng làm rượu tráng miệng. Dân nhậu không thích cái này vì gu nhậu VN đồ ngọt không đi với lẩu, tiết canh, rựa mận, vv.
Rượu mà từ nước ép trái cây mà không bị chưng cất thì là wine. Rượu từ nho thường hơi ngọt tới chát. Tớ nghĩ chắc cái rượu mận là wine quá.
Còn nếu cất lên là brandy, spirit. Cái này là rượu mạnh.
Bác nếm thử là có thể biết loại nào liền.
Paddy đúng là dân nhậu, rất sành về rượu. Tuy nhiên rượu từ trái cây (wine) được làm bằng fermentation process (phương pháp lên men?) chứ không phải chỉ ép thôi. Trong phương pháp này, một loại vi sinh vật (microorganism) đặc biệt gọi là alcohol yeast biến chất đường (glucose) trong nước trái cây thành chất rượu (ethyl alcohol hay gọi ngắn đi là ethanol). Thường thì hai phần đường được 1 phần rượu. Fermentation process mất chừng vài ngày. Rượu đỏ/vang (red wine) thì làm bằng nho đỏ và để vỏ và hột trong lúc lên men để hút chất tannins và polyphenolics cho rượu có body, tính chát của rượu từ đây mà ra. Rượu trắng (white wine) thì làm bằng nho xanh và lọc hột và vỏ ra trước khi lên men, nên rượu trắng không chát và nhạt mầu. Tuy thế, nồng độ của rượu trắng và đỏ không khác nhau, khoảng 10 đến 15% (bia thì chừng 5%).
Nồng độ từ khoảng 20% trở lên thì gọi là brandy/liquor/spirits. Muốn chế những rượu mạnh này phải dùng cách chưng cất (distillation) vì khi nồng độ hơn 15% thì con yeast bị “say” không chế thêm được nữa (thật ra mạng bao bọc nó bắt đầu bị hở khi nồng độ rượu lên hơn 10%, và nó trở nên yếu đi). Khi chưng cất, ethanol bốc hơi nhiều hơn nước nên khi chất hơi đọng lại thì nồng độ cao hơn. Càng chưng cất nhiều lần thì nồng độ càng cao và mùi vị từ trái cây cũng bớt đi. Thật ra alcohol trong brandy/liquor thường được chưng cất từ rượu (wine) dư, cặn hay bị thải ra vì mục đích chỉ là muốn lấy ethanol thôi, sau đó cho thêm mùi (flavor) như oak flavor thì thêm sau.
Cám ơn bác Sang,
Ý tớ là nước ép từ trái rồi cho lên men.
Brandy là từ chữ brandewijn (brandywine) có nghĩa là burnt wine.
Còn một món này nữa mà chỉ thấy có tại Mỹ kêu là jungle juice. Thường là tụi teenager hay làm. Trái cây loại có nhiều nước như cam, nho, táo, dưa hấu tất cả dầm nát ra rồi bỏ vô thùng rác nhựa (thùng mới chưa dùng) rồi để trong góc vườn chừng 1-2 tuần cho lên men tự nhiên rồi khui ra uống.
Còn một thứ nữa là một dùng chai rượu mạnh (scotch, vodka) rồi "vô nước biển" vào dây dưa hấu (dùng kim chích và ống truyền nước biển). Chừng vài ngày tới 1 tuần là mấy trái dưa hấu xũng rượu trong ruột và dây dưa hấu dĩ nhiên là chết luôn. Mấy bác hải quân Mỹ hay chơi trò này lắm, vì chỉ có vậy mơ'i đem rượu lên thuyền mà uống thôi. Cái này tớ không nhớ tên kêu là gì .
BTY, tơ' ít nhậu lắm, một năm tơ' uống chừng 6 lon bia à. Tại mới coi về lịch sử của rượu nên biết thôi.
Nhất tự vi sư , bán tự vi sư
---
1st Version:
Anyone who teaches me one word - even half a word - is still my teacher.
2nd Version:
Even he who teaches me the smallest bit can still be called my teacher
Please correct my grammar as you see fit. Much appreciated!