Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Thơ Đường Luật
Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 26

Thread: Thơ Đường Luật

  1. #1
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Location
    California
    Posts
    1,985

    Default Thơ Đường Luật

    Bài thơ tiêu biểu:

    Qua Đèo Ngang

    "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lang thang (1) dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, rợ (2) mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng, con quốc quôc,
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta."

    Bà Huyện thanh Quan

    1. Bản khác ghi là "lênh thênh".
    2. Bản khác ghi là "chợ"

    Tôi chọn bài thơ này làm tiêu biểu cho thơ Đường Luật vì nó rất hay và được nhiều người biết đến. Vừa đoc xong bài là thấy xao xuyến trong lòng, làm cho tình yêu nước bừng lên....
    Tôi có câu hỏi là có "con quốc quốc" và "con gia gia" không, hay là vì tác giả đã nỗi tiếng sẵn nên thơ của Bà ép chữ hay ép vần vẫn chấp nhận bằng mọi giá???
    Last edited by MANH NGUYEN; 02-11-2008 at 11:45 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    Jan 2008
    Location
    suburb of nowhere
    Posts
    61

    Default

    Quote Originally Posted by MANH NGUYEN View Post
    Bài thơ tiêu biểu:

    [B]Bước tới Đèo Ngang[/B]
    "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lang thang (1) dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, rợ (2) mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng, con quốc quôc,
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta."

    Bà Huyện thanh Quan

    1. Bản khác ghi là "lênh thênh".
    2. Bản khác ghi là "chợ"--->lác đác bên sông chợ mấy nhà (chòm)
    Có nhiều ý kiến xung quanh chữ "rợ", nhưng theo tôi, hình ảnh do câu này gợi nên la quan trọng. Việc truy nguyên cũng cần thiết nhưng nó mang tính học thuật hơn.

    Tôi chọn bài thơ này làm tiêu biểu cho thơ Đường Luật vì nó rất hay và được nhiều người biết đến. Vừa đoc xong bài là thấy xao xuyến trong lòng, làm cho tình yêu nước bừng lên....
    Tôi có câu hỏi là có "con quốc quốc" và "con gia gia" không, hay là vì tác giả đã nỗi tiếng sẵn nên thơ của Bà ép chữ hay ép vần vẫn chấp nhận bằng mọi giá???
    Tôi nhớ Bài này có tên là "Qua đèo Ngang" thì đúng hơn
    Hình như còn có cách gọi khác là thơ nôm Đường luật. Bà Huyện Thanh Quan (tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người gốc là Nghi Tàm, Hà Nội) được mệnh danh là bà Chúa thơ nôm. Tôi còn thích một bài thơ khác của bà là ''Thăng Long thành hoài cổ":
    Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    .
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
    Nước còn cau mặt với tang thương.
    Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

    Hai câu màu đỏ nằm trong số những câu thơ thường được trích dẫn khi nói đến kinh thành xưa
    Chuẩn bị học lại Tiếng Anh, và mong muốn học Hán Văn. Nên chăng?

  3. #3
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by MANH NGUYEN View Post
    Bài thơ tiêu biểu:

    Bước tới Đèo Ngang

    "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lang thang (1) dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, rợ (2) mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng, con quốc quôc,
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta."

    Bà Huyện thanh Quan

    1. Bản khác ghi là "lênh thênh".
    2. Bản khác ghi là "chợ"
    1. Bản tôi được đọc thì là "Lom khom dưới núi..."
    2. Con cuốc hay còn gọi là đỗ quyên là một loại chim giống con gà nhưng bé hơn, có nhiều ở nông thôn Việt Nam. Theo sự tích thì nó là hồn một ông vua Hán, mất nước mà hóa thành.
    3. Con da da hay đa đa cũng là một loại chim khá phổ biến, có cả ở Nam bộ.
    Sao các bác không lấy thơ Đường nhỉ, tiêu biểu hơn chứ, mà phong trào thơ mới Việt nam đầu thế kỷ XX nhiều bài Đường luật hay lắm.

  4. #4
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Location
    California
    Posts
    1,985

    Default Qua Đèo Ngang

    Bác Innocent và Bác Quang,

    Bác Innocent đúng.Tôi lại "tam sao thất bổn" nữa rôi!
    Tôi cũng nhớ 02 chữ "lom khom" của Bác Quang.
    Sống xa xứ, tôi làm việc nhiều giờ không đủ điều kiện tham khảo sách tiếng VN...chỉ xài Anh Ngữ ... "mỏi tay" lắm (!) nhưng vẫn còn nhớ "tiếng nước tôi".
    Bài thơ sau "Thăng Long thành hoài cổ" hay lắm, tôi vẫn thuộc lòng được 02 câu.
    "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" của 02 Bác chứ?

  5. #5
    Member
    Join Date
    Jan 2008
    Location
    suburb of nowhere
    Posts
    61

    Default

    Dear Bác Mạnh & Bác Quang
    Online đầu năm mới đã gặp được 2 bác tôi thấy vui quá.
    Chúc các bác năm mới An Khang - Thịnh Vượng. Rất mong có được nhiều cơ hội trau dồi kiến thức cùng các bác trong mọi lĩnh vực
    Chuẩn bị học lại Tiếng Anh, và mong muốn học Hán Văn. Nên chăng?

  6. #6
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Thơ Đường luật thì nhiều loại lắm, cái Nguyễn tiên sinh đưa ra chỉ là thất ngôn bát cú, một trong các loại thơ Đường luật, xin chép tặng các bác một bài của Tản Đà:
    Muốn Làm Thằng Cuội

    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
    Trần giới em nay chán nữa rồi.
    Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
    Có bàu có bạn, can chi tủi,
    Cùng gió cùng mây, thế mới vui.
    Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
    Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
    Tôi cũng nhớ 2 câu khác của kẻ đi xa nhớ kinh thành:

    Từ thưở mang gươm đi mở cõi
    Trời nam thương nhớ đất Thăng Long...

    Last edited by Quang; 02-11-2008 at 11:42 AM. Reason: Thơ Đường luật

  7. #7
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    1. Bản tôi được đọc thì là "Lom khom dưới núi..."
    2. Con cuốc hay còn gọi là đỗ quyên là một loại chim giống con gà nhưng bé hơn, có nhiều ở nông thôn Việt Nam. Theo sự tích thì nó là hồn một ông vua Hán, mất nước mà hóa thành.
    3. Con da da hay đa đa cũng là một loại chim khá phổ biến, có cả ở Nam bộ.
    Sao các bác không lấy thơ Đường nhỉ, tiêu biểu hơn chứ, mà phong trào thơ mới Việt nam đầu thế kỷ XX nhiều bài Đường luật hay lắm.
    Tôi xin bổ túc thêm để mọi người hiểu rõ tại sao mà chọn chim cuốc và da da trong bài thơ này. Lý do là từ tiếng kêu của 2 con này. Một con thì kêu cuốc cuốc (quốc=nuớc) một con thì kêu dada (gia=nhà).

    Chim cuốc này tôi nghe nói chỉ vùng Bắc Việt mới nhiều thôi, nhưng không rõ. Và nghe nói con này hay được dùng để làm xôi cuốc.

  8. #8
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Talking từ hàn lâm lại xông vào bếp...

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Chim cuốc này tôi nghe nói chỉ vùng Bắc Việt mới nhiều thôi, nhưng không rõ. Và nghe nói con này hay được dùng để làm xôi cuốc.
    Con cuốc này lão phu chưa được ăn bao giờ, nghe nói nó hôi lắm.

  9. #9
    Member
    Join Date
    Jan 2008
    Location
    suburb of nowhere
    Posts
    61

    Default

    Bác Quang Nhắc tới Tản Đà tiên sinh, nhân đây tôi cũng xin post thêm 1 bài. Nguyên bài này trước đây thầy dạy văn cũ của tôi rất lấy làm tâm đắc. Nhưng tôi chỉ thấy thú nhất 2 câu:
    "Tài cao phận thấp, chí khí uất
    Giang hồ mê chơi, quên quê huơng"
    Dường như nó vận vào chính con người ông vậy.
    Còn đây là nguyên bài:
    THĂM MỘ CŨ BÊN ĐƯỜNG
    Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà,
    Đường xa, người vắng, bóng chiều tà.
    Một dãy lau cao làn gió chạy,
    Mấy cây thưa lá sắc vàng pha.

    Ngoài xa trơ một đống đất đỏ,
    Hang hốc đùn lên đám cỏ gà.
    Người nằm dưới mả, ai ai đó ?
    Biết có quê đây hay vùng xa ?

    Hay là thuở trước kẻ cung đao
    Hám đạn liều tên quyết mũi dao,
    Cửa nhà xa cách, vợ con khuất,
    Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao?

    Hay là thuở trước kẻ văn chương
    Chen hội công danh nhỡ lạc đường,
    Tài cao phận thấp, chí khí uất,
    Giang hồ mê chơi quên quê hương ?

    Hay là thuở trước khách hồng nhan
    Sắc sảo khôn ngoan đất trời ghen,
    Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
    Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn ?

    Hay là thuở trước khách phong lưu
    Vợ con đàn hạc đề huề theo,
    Quan san xa lạ đường lối khó
    Ma thiêng nước độc phong sương nhiều ?

    Hay là thuở trước bậc tài danh
    Đôi đôi lứa lứa cũng linh tinh
    Giận duyên tủi phận, hờn ân ái
    Đất khách nhờ chôn một khối tình ?

    Suối vàng sâu thẳm biết là ai ?
    Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
    Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
    Mưa dầu nẵng dãi, trăng mờ soi!

    Ấy thực quê hương con người ta
    Dặn bảo trên đường những khách qua:
    Có tiếng khóc eo thời có thế,
    Trăm năm ai lại biết ai mà?
    Chuẩn bị học lại Tiếng Anh, và mong muốn học Hán Văn. Nên chăng?

  10. #10
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Bài này thuộc thể "thất ngôn tứ tuyệt trường thiên", có nhiều câu phá cách tài hoa nhưng e là đưa vào thơ Đường luật thì không điển hình. Riêng tôi thì thấy cụ Tản Đà làm bài này để đọ với bài "Văn Chiêu hồn" của Nguyễn Du, hai bài ý tứ như nhau.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •