Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh
Results 1 to 5 of 5

Thread: 7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

  1. #1
    Junior Member hungsake's Avatar
    Join Date
    Jan 2008
    Posts
    7

    Default 7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

    Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

    1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

    Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

    2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

    Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

    Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

    3. Học cách ghi nhớ

    Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này bằng cách hãy dùng từ điển thường xuyên.

    4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

    Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh ABC bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

    5. Hãy nối mạng

    Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

    Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

    6. Học từ vựng một cách có hệ thống

    Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

    Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

    Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

    Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...

    Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...

    Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

    Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

    7. Bạn hãy phấn khích lên

    Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

    Nguồn: vnexpress.net

  2. #2
    Junior Member
    Join Date
    Dec 2013
    Posts
    2

    Default

    Từ Tây Nguyên đến “Sinh viên quốc tế số 1″ ở Nam Úc

    Với điểm GPA (Grade Point Average tương đương “điểm trung bình chung” ở Việt Nam) đạt 6,95/7, cùng với những đóng góp cho hoạt động cộng đồng, Nguyễn Trọng Nghĩa đã giành giải thưởng của Thống đốc dành cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc nhất của năm (Governor’s International Student of the Year Awards).

    Không chỉ vậy, cậu sinh viên sinh ra ở vùng đất Tây Nguyên này còn là tác giả của nhiều bài viết được xuất bản trên một tạp chí quốc tế có uy tín về ăngten. Đầu tháng 11/2013, Nghĩa đoạt được học bổng tham dự hội thảo quốc tế Asia - Pacific Microwave Conference, tại Hàn Quốc để trình bày một trong những nghiên cứu khác về SIW của mình: http://www.amec.com.vn/hoc-bong-du-hoc-anh-2014/

    Từ vùng đất Tây Nguyên đến Nam Úc

    Nguyễn Trọng Nghĩa, cậu học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Du, tỉnh Đắc Lắc đã giành danh hiệu thủ khoa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) năm 2008 trong lĩnh vực ứng dụng toán, cụ thể là ngành Điện - Điện tử, với điểm số tuyệt đối 30/30. Cũng nhờ đó, Nghĩa giành được suất học bổng du học tại ĐH Adelaide (Nam Úc).

    Niềm vui chưa trọn khi đặt chân lên đất nước chuột túi, Nghĩa nhận ra rào cản ngôn ngữ có tác động rất đáng kể đến việc tiếp thu kiến thức trong học tập và hòa nhập cuộc sống ở nước ngoài. Thế là Nghĩa lập tức tập trung nỗ lực giải quyết ngay khó khăn này để làm chủ ngoại ngữ. Ngoài giờ học trên lớp, Nghĩa mở rộng giao tiếp với các bạn sinh viên Úc và các bạn cùng lớp đến từ nhiều quốc gia khác. Việc trò chuyện thường xuyên với các bạn mà Nghĩa nói là “hội tám quốc tế” giúp Nghĩa phản xạ nhanh hơn và làm quen với những kiểu giọng tiếng Anh khác nhau.

    Nghĩa nhận “Giải thưởng Thống đốc Bang dành cho sinh viên quốc tế xuất sắc nhất năm” tại trường.
    Nghĩa nhận “Giải thưởng Thống đốc Bang dành cho sinh viên quốc tế xuất sắc nhất năm” tại trường.

    Viết các bài luận bằng tiếng Anh cũng là một khó khăn. Nghĩa phải đọc nhiều bài báo chuyên ngành để làm giàu vốn từ vựng trong chuyên môn và xây dựng văn phong cho những loại bài luận khác nhau. Nghĩa tự đặt mục tiêu của từng bài tập là không chỉ đạt yêu cầu cơ bản của đề bài mà phải viết đúng văn phạm, mạch lạc, dễ hiểu, đúng văn phong khoa học. Mọi bài tập phải thật hoàn hảo, cả về nội dung lẫn hình thức. Kết quả không phụ lòng quyết tâm của Nghĩa. Với điểm GPA (Grade Point Average tương đương “điểm trung bình chung” ở Việt Nam) đạt 6,95/7, cộng với những đóng góp cho hoạt động cộng đồng, Nghĩa thực sự gây ấn tượng mạnh đối với tất cả thành viên của Ủy ban Đánh giá tuyển trạch ứng viên cho Giải thưởng của Thống đốc dành cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc nhất năm (Governor’s International Student of the Year Awards) và anh chàng đã được vinh danh đầu năm 2013.

    “Tiến sĩ trẻ” ngành Điện tử trong tương lai

    Nghĩa nhận “Giải thưởng Thống đốc Bang dành cho sinh viên quốc tế xuất sắc nhất năm” tại trường.
    Nghĩa và hai giáo sư hướng dẫn cho Nghĩa. Giáo sư Christophe Fumeaux và tiến sĩ Thomas Kaufmann. Cái thang là vật dụng chỉ duy nhất Nghĩa dùng để giúp bạn đứng cao hơn.

    Ngoài giờ học và hoàn tất các bài tập theo yêu cầu môn học, Nghĩa chủ động xin cùng nghiên cứu với giáo sư. Có lẽ, bị ấn tượng trước kết quả học tập tốt, khả năng hoàn tất một khối lượng công việc khổng lồ của cậu sinh viên bé nhỏ đến từ Việt Nam, GS Christophe Fumeaux và TS Thomas Kaufmann đã đồng ý. GS Fumeaux gợi ý cho Nghĩa nghiên cứu phát triển một loại ăngten ở sóng vi ba, ứng dụng một loại kỹ thuật mới dùng mạch tích hợp với ống dẫn sóng. Loại kỹ thuật này xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, với tên gọi là “substrate-integrated waveguide (SIW)”. Ăngten này hoạt động được ở dải tần số rất rộng và sử dụng công nghệ mới với kích thước ăngten khá nhỏ, có thể tích hợp được trong các mạch nên nó có thể được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho những ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay lĩnh vực hàng không và quốc phòng.

    Từ gợi ý của thầy, Nghĩa lao vào nghiên cứu. Sau 7 tháng làm việc miệt mài, kết quả nghiên cứu đã không phụ lòng cậu sinh viên ngập tràn đam mê và người thầy tận tâm. Dùng kết quả này, Nghĩa bắt tay viết bài báo khoa học quốc tế đầu tiên. Trình bày kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh đã khó, thể hiện nó trên báo chuyên ngành khó khăn gấp bội phần với nhiều yêu cầu khắt khe về ngôn ngữ, mức độ phù hợp của nội dung với định hướng của tờ báo. Cuối cùng, bài báo đầu tay cũng được xuất bản trên một tạp chí quốc tế có uy tín về ăngten, làm tiền đề cho rất nhiều bài báo sau này.

    Đầu tháng 11/2013, Nghĩa tham dự hội thảo quốc tế Asia - Pacific Microwave Conference, tại Hàn Quốc để trình bày một trong những nghiên cứu khác về SIW của mình. Không dừng lại đó, Nghĩa tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, phát triển mô hình toán để giải và tối ưu hóa loại ăng ten trên.

    Những ngày cuối năm, tình cờ gặp nhau trước thư viện Barr - Smith trong trường ĐH Adelaide, Nghĩa cười rạng rỡ thông báo một tin tốt lành: “Hồ sơ xin học bổng chuyển tiếp lên nghiên cứu sinh của mình đã được Hội đồng trường chấp thuận rồi!”. Hy vọng, chúng ta sẽ sớm có thêm một tiến sĩ trẻ và tràn ngập đam mê nghiên cứu trong ngành Điện tử.

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •