Mắm cáy là đặc sản vùng Thái Bình. Câu "dùi đục chấm nước cáy" chính là nó...
Theo lão phu biết thì câu này có hai khảo dị, mà cái nào cũng dùng cả.
Thứ nhất là câu chúng ta vừa nói - dùi đục chấm mắm cáy. Dùi đục là một dụng cụ bằng gỗ của thợ mộc dĩ nhiên là không ăn được, mắm cáy là cái thứ nước chấm của nhà nghèo, nhà nào cũng có (ở vùng đó). Người đân vùng này khí hậu rất khắc nghiệp, mất mùa, lụt lội liên miên nên có những khoảng thời gian dài trong năm phải đi làm "dịch vụ" ở các nơi khác (mà đa số là làm thợ mộc). Phần vì nghèo, phần vì muốn dành dụm cho gia đình nên họ rất tiết kiệm, câu đó là cường điệu hóa cái việc ăn uống của họ lên.
Trường hợp thứ hai thì đả kích sâu cay hơn - "bầu dục chấm nước cáy". Bầu dục (quả thận con lợn) vẫn được coi là một thứ rất ngon, mà những thứ ngon thì chế biến phải cầu kỳ, nước chấm cũng cầu kỳ. Nước cáy chính là thứ mắm cáy "chất lượng thấp", hai vế này rất tương phản. Người ta dùng câu này để ám chỉ những anh vốn có hoàn cảnh nghèo khó, nhưng có cơ hội giàu có thì cũng đua đòi thưởng thức nhưng không đúng cách. Cái sự giả tạo đó rất khập khiễng và lố bịch.
Theo tôi biết thì câu "dùi đục chấm mắm cáy" có ý chỉ những người hoặc những hành vi thô bạo, thô kệch, không phù hợp với người hoặc hoàn cảnh tinh tế
Ví dụ: Thằng đó tính như dùi đục chấm mắm cáy(tính tình thô kệch, không tế nhị)
Còn câu "Bầu dục chấm mắm cáy" là câu gốc của câu thành ngữ trên và có cùng nghĩa.