Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Admin ơi, xin bổ xung . - Page 10
Page 10 of 14 FirstFirst ... 89101112 ... LastLast
Results 91 to 100 of 137

Thread: Admin ơi, xin bổ xung .

  1. #91
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    COn cáy giống con cua nhưng nhỏ hơn, sống ở các vùng nước lợ. Trứng của nó trông như trứng cá, lâu lắm rồi không thấy có ở Hà Nội. Ngày trước mối lần má mua thì lão phu thấy nó là một đám hình cầu, các bà bán hàng xắt ra thành từng phần tùy theo yêu cầu mà bán.
    Nếu tôi nhớ không lầm thì trứng cáy mầu cam nhạt và nhìn rất mịn. Còn vị nó làm sao thì hoàn toàn không nhớ.

    Còn con cáy thì mầu xám và nhỏ như giã tràng hoặc cua đồng. Tôi thấy trong Nam hay dùng cáy để làm mắm.
    Last edited by Paddy; 12-18-2007 at 12:06 AM.

  2. #92
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Mắm cáy là đặc sản vùng Thái Bình. Câu "dùi đục chấm nước cáy" chính là nó...

  3. #93
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Mắm cáy là đặc sản vùng Thái Bình. Câu "dùi đục chấm nước cáy" chính là nó...
    Chứ không phải "dùi đục chấm mắn nêm" sao?
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  4. #94
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Chứ không phải "dùi đục chấm mắn nêm" sao?
    Có giỡn không đây, trước giờ tớ chỉ nghe là "dùi đục chấm mắm cáy" à.

  5. #95
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Có giỡn không đây, trước giờ tớ chỉ nghe là "dùi đục chấm mắm cáy" à.
    ha ha ... sao cũng được, có lẽ mỗi vùng mỗi kiểu. Về nghĩa thì chắc the same hen. Có phải ý câu của các bác muốn chỉ sự "thô tục lỗ mãng " không?
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  6. #96
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    ha ha ... sao cũng được, có lẽ mỗi vùng mỗi kiểu. Về nghĩa thì chắc the same hen. Có phải ý câu của các bác muốn chỉ sự "thô tục lỗ mãng " không?
    Tớ có nghe các cụ hay dùng lúc còn nhỏ, không hiểu rõ nghĩa nhưng không phải là tục tĩu đâu.

    Bác Quang, cái câu này ám chỉ cái gì vậy?

  7. #97
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by livelong View Post
    Gỏi rau muống tôm thịt là thực đơn của ngày mai giờ ngủ thui, buồn ngủ quá rùi

    hic, mỗi vần vào post này là cái bụng lai sôi lên sung sục

    Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu ( hiểu nó hoài chắc nghèo luôn quá )
    Chà, 2 ngày rồi mà chưa thấy đầu bếp chỉ dậy, nhìn rau muống héo của tôi mà hết muống (muốn).....

  8. #98
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Tớ có nghe các cụ hay dùng lúc còn nhỏ, không hiểu rõ nghĩa nhưng không phải là tục tĩu đâu.

    Bác Quang, cái câu này ám chỉ cái gì vậy?
    Có lẽ nói "thô tục lỗ mãng" hơi nặng, hình như nói là "cục mịt vô duyên" thì đúng hơn.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  9. #99
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default Một câu tục ngữ

    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Tớ có nghe các cụ hay dùng lúc còn nhỏ, không hiểu rõ nghĩa nhưng không phải là tục tĩu đâu.

    Bác Quang, cái câu này ám chỉ cái gì vậy?
    Theo lão phu biết thì câu này có hai khảo dị, mà cái nào cũng dùng cả.
    Thứ nhất là câu chúng ta vừa nói - dùi đục chấm mắm cáy. Dùi đục là một dụng cụ bằng gỗ của thợ mộc dĩ nhiên là không ăn được, mắm cáy là cái thứ nước chấm của nhà nghèo, nhà nào cũng có (ở vùng đó). Người đân vùng này khí hậu rất khắc nghiệp, mất mùa, lụt lội liên miên nên có những khoảng thời gian dài trong năm phải đi làm "dịch vụ" ở các nơi khác (mà đa số là làm thợ mộc). Phần vì nghèo, phần vì muốn dành dụm cho gia đình nên họ rất tiết kiệm, câu đó là cường điệu hóa cái việc ăn uống của họ lên.
    Trường hợp thứ hai thì đả kích sâu cay hơn - "bầu dục chấm nước cáy". Bầu dục (quả thận con lợn) vẫn được coi là một thứ rất ngon, mà những thứ ngon thì chế biến phải cầu kỳ, nước chấm cũng cầu kỳ. Nước cáy chính là thứ mắm cáy "chất lượng thấp", hai vế này rất tương phản. Người ta dùng câu này để ám chỉ những anh vốn có hoàn cảnh nghèo khó, nhưng có cơ hội giàu có thì cũng đua đòi thưởng thức nhưng không đúng cách. Cái sự giả tạo đó rất khập khiễng và lố bịch.

  10. #100
    hdungbeat
    Guest

    Default

    Theo tôi biết thì câu "dùi đục chấm mắm cáy" có ý chỉ những người hoặc những hành vi thô bạo, thô kệch, không phù hợp với người hoặc hoàn cảnh tinh tế
    Ví dụ: Thằng đó tính như dùi đục chấm mắm cáy(tính tình thô kệch, không tế nhị)
    Còn câu "Bầu dục chấm mắm cáy" là câu gốc của câu thành ngữ trên và có cùng nghĩa.

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 04-22-2013, 05:27 PM
  2. khó liên hệ với admin quá
    By chewing in forum VDict comments and suggestion
    Replies: 3
    Last Post: 07-15-2011, 01:05 AM
  3. admin oi
    By Shinichi in forum VDict comments and suggestion
    Replies: 2
    Last Post: 06-07-2009, 08:10 PM
  4. To Admin
    By livelong in forum General discussion
    Replies: 2
    Last Post: 12-11-2007, 10:38 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •