Tôi chân thành khâm phục sự khiêm nhường của Mr. livelong, sau đây xin có vài ý bổ khuyết:
- "Bách chiến bách thắng": là câu của Phan Kế Bính "bịa" ra khi dịch Tam Quốc rồi dân ta nói quen mồm đi (nó cũng rất đạt), câu nguyên gốc trong "Tôn tử binh pháp" là "Bách chiến bất đãi". Toàn văn đoạn đó như sau (ai cần chữ Hán xin liên lạc riêng):
"Tri bỉ tri kỷ - bách chiến bất đãi
Tri kỷ nhi bất tri bỉ - nhất thắng nhất phụ.
Bất tri bỉ bất tri kỷ - mỗi chiến tất nguy"
Tạm dịch
"Biết mình biết người - trăm trận không nguy
Biết một trong hai (yếu tố) - có (thể) thắng, có (thể) thua.
Chẳng biết gì cả, cứ đánh là "toi"́- Nói chung "bách" và "thiên" trong văn học ít khi dùng chỉ số chính xác và mang tính ám chỉ một đại lượng nào đó rất nhiều, không đếm được, vì người phương Đông xưa không có tư duy logic mà rất trừu tượng, ít khi định lượng cái gì chính xác. Nếu có thì cũng dùng cơ số 8 hoặc 12 chứ ít khi dùng hệ thập phân.
- "Bách niên giai lão": Trăm năm cùng già. Hai người ở với nhau rồi cùng già đi với nhau, tức là hạnh phúc chứ còn gì...
- " nhất dạ phu thê bách niên ân" nghe không ổn, vì trong luật chặt chẽ của thơ Đường, chữ thứ sáu phải là vần trắc (nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh).
Mong Mr. livelong và các bạn chiếu cố.