Tieng dia phuong mien it nguoi hieu duoc
Tieng dia phuong mien it nguoi hieu duoc
Đồng ý với Rạng là Tiếng Việt chuẩn là sự tổng hợp của tiếng 3 miền, nhưng việc lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng thì nên suy nghĩ lại.
Mình đoán rằng ý kiến của bạn xuất phát từ việc khi xưa, người Việt chúng ta sống chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và khi càng tiến vào Nam, giọng nói họ càng bị lai tạp, đúng không bạn ?
Mình thì nghĩ thế này. Thời xa xưa, khi người Việt sống chủ yếu ở miền Bắc, họ nói một thứ tiếng tạm gọi là tiếng Việt cổ. Thứ tiếng này có những từ còn tồn tại tới ngày nay và có những từ không còn được sử dụng nữa. Giọng nói của tiếng Việt cổ có thể cũng khác so với tất cả các giọng ở Việt Nam hiện nay.
Mình đồng ý với bạn là khi di cư từ từ vào miền Nam, với nhiều tác động, tiếng Việt từ từ thay đổi và mang những mau sắc đặc trưng của từng vùng miền.
Cư dân miền Bắc không phải di cư đi đâu cả, nhưng điều đó không có nghĩa là ngôn ngữ họ dùng không thay đổi. Nhiều từ mới được sinh ra, và cũng nhiều từ mất đi. Thậm chí theo cảm giác của mình, với kiểu nói hay đưa đẩy, hiện nay ngoài Bắc sự thay đổi ngôn ngữ diễn ra còn nhanh hơn ở miền Nam nữa.
Vậy ra, ở cả 3 miền, tiếng Việt đều thay đổi và đều khác với tiếng Việt cổ đã không còn được sử dụng. Giọng miền Bắc, miền Trung, hay miền Nam đều là những phương ngữ của tiếng Việt chứ đâu phải là giọng chính thống và giọng địa phương. Giọng nào cũng quan trọng như nhau bởi sự hiện hữu của nó làm cho tiếng Việt thêm đặc sắc, như ý của bạn là "sự tổng hợp tiếng của 3 miền". Vậy tại sao phải lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng ?
Ôí zời ơi, giọng Miền Trung nghe dễ thương nhất.
E ở ngoài Bắc nhưng rất thích nghe giọng miền trung, nhất là giọng Huế, nghe iu cực luôn