Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Bức xúc!
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 19

Thread: Bức xúc!

  1. #1
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default Bức xúc!

    Những năm gần đây Việt Nam trổi lên phong trào dùng cụm từ "bức xúc", hớ 1 cái là có "bức xúc" liền. Cụm từ này trước đây 5, 6 năm rất hiếm khi được dùng trong đời sống , còn bây giờ đi đâu cũng nghe mà nhất là trong tầng lớp giáo viên hay cán bộ. Cho nên tôi cố tìm hiểu chính xác ý nghĩa của chúng nhưng trong Vdict hình như không có. Vậy có ai đó có nghiên cứu hoặc kinh nghiệm về Việt ngữ xin chỉ giáo giùm. Thành thật cám ơn các "pác" trước nhé.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  2. #2
    Senior Member livelong's Avatar
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    245

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Những năm gần đây Việt Nam trổi lên phong trào dùng cụm từ "bức xúc", hớ 1 cái là có "bức xúc" liền. Cụm từ này trước đây 5, 6 năm rất hiếm khi được dùng trong đời sống , còn bây giờ đi đâu cũng nghe mà nhất là trong tầng lớp giáo viên hay cán bộ. Cho nên tôi cố tìm hiểu chính xác ý nghĩa của chúng nhưng trong Vdict hình như không có. Vậy có ai đó có nghiên cứu hoặc kinh nghiệm về Việt ngữ xin chỉ giáo giùm. Thành thật cám ơn các "pác" trước nhé.
    Bức xúc là cảm giác không đồng tình, bất mãn, có ý chống đối với 1 cái gì đó. Ví dụ tôi có thể nói " tôi thật bức xúc với quyết định của công ty "
    Nếu dùng phương pháp tách từ, ta sẽ có chữ "xúc" trong chữ cảm xúc, xúc động, hay chữ "xúc" trong "xúc giác" của 5 giác quan (nghĩa là cơ quan cảm giác). vậy ở đây xúc chính là cảm giác của con người. còn chữ bức có nghĩa là ép buộc, ta có thể thấy trong những chữ: áp bức, bức cung ( dùng biện pháp đe doạ hoặc tra tấn để ép người ta khai không khác với những gì họ muốn), bức tử ( ép người ta phải đi vao chỗ chết), bức hôn ( ép người khác kết hôn không theo mong muốn của họ )...Từ đó ta có thể đưa ra cách hiểu cho từ này là : " cảm giác bị ép buộc " ( và có ý chống đối)
    I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
    my Y!M: chau_truong_sinh

  3. #3
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Đây là từ tự chế mới, không dùng cũng có nhiều từ nghiêm túc hơn thay thế.

  4. #4
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default Để tôi kể cho các"pác" nghe

    Có một lần tôi về quê nhân dịp giỗ nội và thằng em út cũng vừa đi học xa mới về, sáng hôm đó là ngày giỗ nên ông bố cho phép các con mỗi đứa được mời riêng vài người . Anh út nhà ta hí ha hí hửng liền bốc phone gọi ngay cho ông thầy chủ nhiệm cũ muốn mời thầy tới dự, sau khoảng chừng 1 phút anh út gác máy với vẽ mặt bí xị. Thấy vây tôi mới hỏi tai sao thì út ta mới nói "ông thầy em ổng không đến được và còn trách em "em làm thầy bức xúc qua, sao không báo trước!". Tôi nghe qua 2 chữ "bức xúc" thì cứ thấy ngồ ngộ và nói với thằng em "ông thầy mầy ngộ thiệt, người ta mời đi được thì đi còn không thì thôi chứ ai làm gì ổng mà ổng kêu "bức xúc"". Rồi thì tôi bắt đầu để ý ngoài ông thầy đó ra 2 chữ "bức xúc" được dùng tùm lum luôn. Nào là "vì gia đình nghèo nên chúng tôi bức xúc đi kiếm tiền" , hay "bức xúc của chúng ta hiện nay là tình trạng giao thông..." hoặc "bức xúc tiến hành kế hoạch..." v.v... Ngộ không các pác.

    Cám ơn pác Livelong đã giải thích nhé , Như vậy ngữ "bức xúc" đâu có dùng tùm lum được!!
    Last edited by LtDra; 12-04-2007 at 04:40 PM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  5. #5
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by livelong View Post
    Bức xúc là cảm giác không đồng tình, bất mãn, có ý chống đối với 1 cái gì đó. Ví dụ tôi có thể nói " tôi thật bức xúc với quyết định của công ty "
    Nếu dùng phương pháp tách từ, ta sẽ có chữ "xúc" trong chữ cảm xúc, xúc động, hay chữ "xúc" trong "xúc giác" của 5 giác quan (nghĩa là cơ quan cảm giác). vậy ở đây xúc chính là cảm giác của con người. còn chữ bức có nghĩa là ép buộc, ta có thể thấy trong những chữ: áp bức, bức cung ( dùng biện pháp đe doạ hoặc tra tấn để ép người ta khai không khác với những gì họ muốn), bức tử ( ép người ta phải đi vao chỗ chết), bức hôn ( ép người khác kết hôn không theo mong muốn của họ )...Từ đó ta có thể đưa ra cách hiểu cho từ này là : " cảm giác bị ép buộc " ( và có ý chống đối)
    "Bức" (逼) đúng là có nghĩa là chật hẹp, gò bó, và nếu hiểu "xúc" (觸) là một trong ngũ quan thì nó chỉ là cảm giác đem lại từ ma sát cơ học (xúc giác, trong 4 cơ quan cảm giác còn lại: Thị giác - nhìn, thính giác - nghe, vị giác - nếm, khứu giác - ngửi và vị giác - nếm). Hiểu như vậy là bị cấm không được sờ mó, hoặc chỉ được mó tới phần nào đó

    * Các bạn cài đầy đủ hỗ trợ ngôn ngữ Á đông thì sẽ thấy được hai chữ Hán gốc trên đây.

  6. #6
    Senior Member
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    2,278

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    Có một lần tôi về quê nhân dịp giỗ nội và thằng em út cũng vừa đi học xa mới về, sáng hôm đó là ngày giỗ nên ông bố cho phép các con mỗi đứa được mời riêng vài người . Anh út nhà ta hí ha hí hửng liền bốc phone gọi ngay cho ông thầy chủ nhiệm cũ muốn mời thầy tới dự, sau khoảng chừng 1 phút anh út gác máy với vẽ mặt bí xị. Thấy vây tôi mới hỏi tai sao thì út ta mới nói "ông thầy em ổng không đến được và còn trách em "em làm thầy bức xúc qua, sao không báo trước!". Tôi nghe qua 2 chữ "bức xúc" thì cứ thấy ngồ ngộ và nói với thằng em "ông thầy mầy ngộ thiệt, người ta mời đi được thì đi còn không thì thôi chứ ai làm gì ổng mà ổng kêu "bức xúc"". Rồi thì tôi bắt đầu để ý ngoài ông thầy đó ra 2 chữ "bức xúc" được dùng tùm lum luôn. Nào là "vì gia đình nghèo nên chúng tôi bức xúc đi kiếm tiền" , hay "bức xúc của chúng ta hiện nay là tình trạng giao thông..." hoặc "bức xúc tiến hành kế hoạch..." v.v... Ngộ không các pác.

    Cám ơn pác Livelong đã giải thích nhé , Như vậy ngữ "bức xúc" đâu có dùng tùm lum được!!
    Cái thí dụ ở trên thì tôi lại thấy chữ xúc có nghĩ là gấp, vội (TĐ Hán-Việt Trần Văn Chánh trang 161). Bức xúc trong câu này "Em làm gấp quá, sao không báo trước !"

    Nhưng câu hỏi chính ở đây thì những chữ như vầy có từ đâu ra ? Phải chăng mình dịch chữ nào đó từ tiếng hán, từ phim ảnh ra không chính xác, rồi các báo chí muốn "hợp thời" bắt đầu dùng những chữ này làm cho nó được phổ biến hơn?

    TD1: Thịt bò lúc lắc. Thật ra là thịt bò (thái) súc sắc. Thịt bò thái nhỏ như cục súc sắc rồi chiên sơ với dầu, bơ, hành lá.

    TD2: cua phá xí là từ tiếng Pháp farci (nhồi nhân), nhưng nhiều người không biết nên cứ nói đây là từ chữ Hán (phá xáng phù, phá lấu và phá xí).

    TD3: Oakland được dịch là Úc Đình là vì mình dùng tiếng âm Hán (úc lình) để chuyển ra nghĩa tiếng Việt. Thật ra nên dịch là đất cây sồi. Như Mỹ là mình dịch từ hảo lế ra, dân đảo Hawaii vẫn kêu người Mỹ là hảo lế (cái này thì dịch đúng nghĩa như ý của người Hoa)

    TD4: Các bạn chắc nhớ phim Hàn Quốc Osin(?), nhiều người VN dùng chữ osin để chỉ người ở. Tôi đoán chừng 50 năm nữa, chữ o sin sẽ có người cho rằng gốc từ Huế (như bún bò O Thi). còn như ông Duyên Anh dùng chữ liên tử để chỉ con sen, mặc dù là tếu thôi, nhưng nghe cũng hợp lý và xuôi tai lắm.

    TD5: Đồ cao bồi du đãng. Chữ cao bồi thi ai cũng biết là từ cowboy, nhưng chữ du đãng ở đâu ra ? Tôi đọc những cuốn sách cũ thì thấy người ta dùng chữ dư đảng (tàn dư của một đảng) để chỉ những dân anh chị.

    TD6: Trong các phim ảnh chuyển âm qua tiếng Việt không đúng nghĩa. Chẳng hạn như "Đi chết đi", "con bà nó!", "chuyện nhỏ". Giới con nít VN tại Mỹ bây giờ dùng những chữ này rất nhiều.

  7. #7
    Senior Member livelong's Avatar
    Join Date
    Sep 2007
    Posts
    245

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    "Bức" (逼) đúng là có nghĩa là chật hẹp, gò bó, và nếu hiểu "xúc" (觸) là một trong ngũ quan thì nó chỉ là cảm giác đem lại từ ma sát cơ học (xúc giác, trong 4 cơ quan cảm giác còn lại: Thị giác - nhìn, thính giác - nghe, vị giác - nếm, khứu giác - ngửi và vị giác - nếm). Hiểu như vậy là bị cấm không được sờ mó, hoặc chỉ được mó tới phần nào đó

    * Các bạn cài đầy đủ hỗ trợ ngôn ngữ Á đông thì sẽ thấy được hai chữ Hán gốc trên đây.
    Tôi hoàn toàn không đồng ý với Mr. Quang về cách lý giải này, nếu theo cách lý giải này thì " bức tử" là cấm không được chết, "bức cung" là cấm không được khai, "bức hôn" là cấm không được cưới.
    Còn Paddy nói rằng chữ bức xúc trong câu chuyện của LtDra có nghĩa là gấp, vội thì hình như chưa được thoả đáng lắm. Theo tôi nó chỉ có nghĩa là vội, gấp khi nào nó đi chung với "bách" và "thiết" ( bức bách, bức thiết ). Song cái nghĩa vội vàng cấp bách cũng không thể hiện rõ cho lắm.
    I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
    my Y!M: chau_truong_sinh

  8. #8
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by livelong View Post
    Tôi hoàn toàn không đồng ý với Mr. Quang về cách lý giải này, nếu theo cách lý giải này thì " bức tử" là cấm không được chết, "bức cung" là cấm không được khai, "bức hôn" là cấm không được cưới.
    Còn Paddy nói rằng chữ bức xúc trong câu chuyện của LtDra có nghĩa là gấp, vội thì hình như chưa được thoả đáng lắm. Theo tôi nó chỉ có nghĩa là vội, gấp khi nào nó đi chung với "bách" và "thiết" ( bức bách, bức thiết ). Song cái nghĩa vội vàng cấp bách cũng không thể hiện rõ cho lắm.
    Đúng là tôi hơi vội vã khi viết rằng "bức" là cấm, thực ra chỉ là hạn hẹp, hạn chế thôi.
    Chúng ta cùng phân tích kỹ trường hợp này nhé.
    Đành rằng ngôn ngữ thì có phát triển, nhưng một từ khó mà phát triển quá xa cái nghĩa nguyên của nó, nhất là không đi ngược lại được. Trong trường hợp này, "bức" là một từ Hán - Việt, và dân Việt chúng ta không bao giờ dùng từ Hán để phiên âm cho một chữ Nôm trái nghĩa cả.
    Trong chữ Hán, "bức có 3 chữ:
    1. Bức (蝠):(Danh từ chỉ một loại động vật) con dơi.
    2. Bức (幅): Khổ rộng của tấm vải (từ này bây giờ dùng như 1 quán từ đặt trước những danh từ chỉ những mặt rộng).
    3. Bức (逼):Gần tận nơi (như trong từ bức cận, bức trái (thúc trả nợ), bức bách) - Chật hẹp, hạn chế - Cưỡng chế, hạn chế bắt phải hành động không theo ý mình (một dạng của hạn chế).

    Vậy, "bức tôi có thể cho là nó có thể là động từ mà cũng có thể là một trạng từ trong trường hợp thứ ba. "Bức cung" có thể hiểu đúng là bị ép buộc cung khai trong một phạm vi nào đó (trạng từ của động từ "cung"), "bức tử" - hạn chế các khả năng chỉ còn lại khả năng chết (lúc này là động từ). Còn trong "bức thiết" và "bức bách" thì "bức" có nghĩa là gần tới, đúng theo nghĩa nguyên của hai từ này.
    Tôi không đưa Hán tự vào vì sợ rối mắt các bạn, bạn nào có nhu cầu xin liên lạc tôi qua email tôi sẽ cung cấp đầy đủ tư liệu.
    Thật là vui khi được tham gia những cuộc tranh luận giàu tính học thuật như thế này, nhưng cuộc tranh luận ngày càng hiếm trong một xã hội mà người ta cứ vu cho "hội nhập".

  9. #9
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default Cám ơn các "pác"

    Tôi thật rất cám ơn những lời giãi thích rất hữu ích của tất cả mọi người . Thật không ngờ Vdict.com lại may mắn cuốn hút được 1 ít tinh tú Việt tưởng chừng hoàn toàn không còn hiện hữu trong cái thời đại "hội nhập" này.
    Có lẽ các "pác" rất đồng ý với kẻ hậu sanh này là ngôn ngữ Việt rất thuần tuý . Mỗi từ ngữ mà nhất là 1 cập từ đôi,nếu không xét về nghĩa bóng chúng đều mang riêng một nghĩa rất rõ ràng và nghiêm túc. Muốn hiểu ý nghĩa 1 câu thì trước hết mình phải biết căn cơ ý nghĩa của từng từ ngữ cấu thành nên câu đó, có phải không các "pác" !? Nhưng thật là nhứt đầu vì hiện nay Việt ngữ dường như cũng đang "phát triển" 1 cách lạ lùng. Chẳng hạn như cập từ "bức xúc" mà tôi cố tham thấu đây (google "bức xúc") Muốn hiểu được nghĩa của chúng mình phải đọc hết cả câu thậm chí luôn cả bài viết thì mới mong hiểu hiểu được chút chút.Không biết ngôn ngữ Việt có phải đang trong "thời kỳ quá độ" để làm ra bước ngoặc gì không? Thật là "bức xúc" quá ! hí hí ....
    Last edited by LtDra; 12-06-2007 at 11:31 AM.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  10. #10
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Quote Originally Posted by LtDra View Post
    ...
    Có lẽ các "pác" rất đồng ý với kẻ hậu sanh này là ngôn ngữ Việt rất thuần tuý . Mỗi từ ngữ mà nhất là 1 cập từ đôi,nếu không xét về nghĩa bóng chúng đều mang riêng một nghĩa rất rõ ràng và nghiêm túc. Muốn hiểu ý nghĩa 1 câu thì trước hết mình phải biết căn cơ ý nghĩa của từng từ ngữ cấu thành nên câu đó, có phải không các "pác" !? Nhưng thật là nhứt đầu vì hiện nay Việt ngữ dường như cũng đang "phát triển" 1 cách lạ lùng. Chẳng hạn như cập từ "bức xúc" mà tôi cố tham thấu đây (google "bức xúc") Muốn hiểu được nghĩa của chúng mình phải đọc hết cả câu thậm chí luôn cả bài viết thì mới mong hiểu hiểu được chút chút.Không biết ngôn ngữ Việt có phải đang trong "thời kỳ quá độ" để làm ra bước ngoặc gì không? Thật là "bức xúc" quá ! hí hí ....


    LtDra lại muốn khơi mào cho cuộc bút chiến về từ "thuần túy" hả?

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •