Ngài giáo sư nói sai hay đúng thì tôi không biết nhưng có lý. Khẳng định ai trong chúng ta khi nghe hai câu ca dao trên đều thấu hiểu nỗi lòng đau quặn của tác giả. Tôi cũng khẳng định là duyphuong khi hỏi chúng ta diễn giải hai câu ca dao trên cũng nhận thức được nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Nhưng có điều là người hỏi muốn chúng ta giải thích tường tận bốn chữ cuối của câu bát. Tôi nghĩ trong khuông khổ nhỏ nhoi của forum này thì chúng ta cũng sẽ không thể nào đi đến kết luận vững chắc được. Cho nên tôi tạm ngưng ở đây.
Nhưng khi kiểm lại thì tuy tiếng Việt mình phong phú, nhưng chính tả vẫ còn "lọng cọng" Chẳng hạn như "sĩ và sỹ, lý & lí, dòng & giòng, dùm & giùm"...v.v. đều không được định rõ. (Theo tôi thì "Bác Sĩ", "Dòng Sông", "Vô Lý", "Làm Dùm." Nhưng trong sách báo những từ trên đều bị "xài tùm lum" hết.) Cho nên "chìu & chiều" cũng có lẽ là "nạn nhân" của sự mờ ảo này. Tôi lục lại cuốn thành ngữ in năm 1966 thì quả thật là "chín chìu". Chẳng lẽ "chìu hướng" và "buổi chiều" thì mới đúng? Nhưng đó chỉ là lời suy đoán vô căn cứ mà thôi.
Và để trở lại "ruột đau chín chiều" thì tôi đến đây xin giơ tay đầu hàng!
Hiểu hay không thì tuỳ ngươi, đừng hỏi nhiều!