LDra,
Nho chum day:
刀 đao (2n)
1 : Con dao.
2 : Tiền, thứ tiền ngày xưa hình như con dao nên gọi là đao.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân:
色不波濤易溺人
Sắc: vẻ đẹp của phụ nữ. Bất: không. Ba: sóng nước. Đào: làn sóng. Dị: dễ. Nịch: chìm, chết đuối. Nhân: người.
Câu trên có nghĩa là: Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người.
Giai thoại văn chương: Ông Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, sanh năm 1482, con của Tiến Sĩ Nguyễn Giản Liêm, có hình dung tuấn tú, học rất thông minh, thi đỗ Trạng nguyên, nên thường được gọi là Trạng Me.
Lúc còn đi học, thầy học là Đàm Thuận Huy, thấy học trò sắp ra về thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế đối để thử tài học trò: Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách. Nghĩa là: Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách.
Nguyễn Giản Thanh liền đối lại là: Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Thầy Đàm Thuận Huy nói: - Câu đối nầy thật hay và thật chỉnh, văn khí nầy có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
Last edited by MANH NGUYEN; 07-23-2009 at 10:16 AM.
Thank you bác Mạnh
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Cho em hỏi câu này có nghĩa gì ạ "Bát đao phân mễ phấn".
Vô tình đánh rớt hạt yêu
Để giờ đi kiếm bao chiều hư vô...
Mới tìm được, chưa đọc kịp nữa.Khi lên kinh đi thi, tình cờ Trạng Lợn (tên thật là Chung Nhi) làm quen được Bùi tướng công, tướng công có ý ngắm chàng làm rể bèn mở tiệc khoản đãi.
Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ, chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: "Bát đao phân mễ phấn", bốn chữ trên là từ chữ "Phấn" mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đến hỏi nàng đối lại, nhằm "sát hạch" tài ba của ý trung nhân.
Chung Nhi nhìn năm chữ ấy, đọc thấy chữ "Phấn", biết đó là tên của tiểu thư, sẵn trên án có nghiên bút, cũng viết một chữ thật to tên mình là "Chung" vào. Viết xong chàng quẳng bút lăn kềnh ra ngủ, không còn biết trời đất là gì.
Đến sáng, Phấn Khanh vào trông thấy chữ "Chung", cho rằng Chung Nhi đã đối là: "Thiên lý trọng kim chung", bốn chữ này là từ chữ "Chung" mà ra. Nghĩa đen cả hai vế câu đối là:
"Tám đao chia hột gạo", "Nghìn dặm nặng chuông vàng", Chỉnh quá! Chỉnh quá! Nàng nức nở khen hay, cho là tài Chung Nhi đáng bậc khôi nguyên.
Bùi tướng công truyền gia nhân bày tiệc ở Thủy đình trên hồ bán nguyệt, cho biểu thư một số vàng để biếu Chung Nhi làm lễ tiễn hành. Nàng lại đưa cho Chung Nhi một phong thư chúc chàng thượng lộ bình an.
Chung Nhi lên đường lòng mừng rỡ vô cùng. Nàng Phấn Khanh cũng đi theo tiễn mấy dặm đường mới quay trở lại.
-----------------------------------------------------
Theo phép chiết tự, chữ Phấn - tên nàng con gái Bùi tướng công - là do chắp chữ Phân và chữ Mễ mới thành; nàng lại chia chữ Phân ra làm hai chữ: chữ Bát, chữ Đao chắp vào chữ Mễ đặt ra thành một vế đối. Còn chữ Chung - tên của Trạng Lợn sẽ nhắc đến ở đoạn dưới - có thể tách ra theo phép chiết tự thành: Thiên + Lý = Trọng, ghép với chữ Kim thành chữ Chung, cũng là một vế đối rất chỉnh về luật, về chữ và về nghĩa.
Có thể viết theo thức như sau để bạn đọc dễ hiểu:
Bát + Đao = Phân; Phân + Mễ = Phấn
(Bát Đao Phân Mễ Phấn)
Thiên + Lý = Trọng; Trọng + Kim = Chung
(Thiên Lý Trọng Kim Chung)
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Cảm ơn thịnh tình của mọi người!
Chữ "thuyền quyên" (đọc đúng là "thiền quyên")
Thụy khanh:
- Thiền: chỉ dùng trong từ ghép này, nó chỉ vẻ đẹp chỉ có ở nữ giới và mang đậm nữ tính (chứ không có vẻ mạnh bạo, action như các cô gái hiện đại).
- Quyên: Xinh đẹp, đầy đặn, hoàn chỉnh.
Truyện Kiều là một tác phẩm dùng rất nhiều chữ Nôm và đó là một trong những lý do làm cho nó trở nên vĩ đại. Đọc xong ta có cảm giác từ thời truyện Kiều tới nay, tiếng Việt dậm chân tại chỗ.
- Thụy: Viên ngọc; đẹp như ngọc; tốt lành (Ngày xưa, các nhà nho trên mũ của mình chỗ giữa trán có gắn một viên ngọc gọi là "thụy" để trừ tà hoặc các ý niệm xấu, sau này phát triển thành các nghĩa liên quan).
- Khanh: Tiếng của các nhạc khí bằng đá từ thời Chiến quốc (dùng những dịp trang trọng, quốc lễ, quốc ca...).
- Thụy khanh: Những tiếng nhạc tấu từ những nhạc khí mà nghe như tiếng ngọc (tinh túy của đá) mang lại điềm lành.
Lại nói về từ "thiền quyên".
Lần đầu tiên tôi được nghe là trong giai thoại về Nguyễn Công Trứ. Một lần từ khi ông còn là dân thường còn ông đàn đi hát trầu văn cùng một cô đào xinh đẹp, khi cả đoàn văn công (chỉ có 3 người) đến giữa cánh đồng, ông giả vờ quên để sai người kia quay về nhà lấy gì đó, và ... với cô kia ngay giữa cánh đồng. Cô nay lúc đâu cũng ra vẻ chống cự nhưng sau thì cũng... đâu vào đấy (đàn bà thường là vậy ). Về sau, khi đỗ đạt làm quan về làng, cô đào năm xưa có đến chơi và nhắc khéo:Giang sơn một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng...