Tớ thì thích chữ "xá" hơn : đường xá, quán xá,phố xá,..., quá xá quà xa, .... Ở đây chữ xá muốn ám chỉ sự đông đảo nhộn nhịp và nhiều sự khác nhau trong cùng 1 quần thể nào đó phải không các bác!?
Tớ thì thích chữ "xá" hơn : đường xá, quán xá,phố xá,..., quá xá quà xa, .... Ở đây chữ xá muốn ám chỉ sự đông đảo nhộn nhịp và nhiều sự khác nhau trong cùng 1 quần thể nào đó phải không các bác!?
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Tôi nói chữ (Yên) Bái và Báy thôi mà lại đưa ra chữ Thái (!!!)
Tôi xin nhấn mạnh là ngôn ngữ là do nhà nước qui định cách viết cách nói.
Thí dụ như tên tỉnh Yên Bái trên đã rõ.
Hoặc nhà nước qui định lại cách viết chữ y thành i như trong các từ "lí luận" chẳng hạn....
Ngoài ra, còn có các qui định như Dòng sông, dòng chảy là đúng viết giòng sông, giòng chảy là sai.(trước đây viết sao cũng đúng cả)
Nếu xem tự điển biên soạn (ở miền Nam trước 1975) và hiện nay thì thấy có khác biệt.
Như vậy thì cách viết, đôi khi cả cách đọc là do quyền lực xen vào. Có như vậy mới thống nhất cách nói đọc hay viết được. Không có quyền lực xen vào mạnh ai nấy viết và nói thì sao?
Qui định hay thì trường tồn qui định dở thì chết yểu như "Yên Báy" là một thí dụ. Hay cách viết y thành i ngắn tuy chưa chết yểu nhưng ngày nay giới văn nghệ sĩ đang chuộng cách viết y lại như xưa.
Như trên tôi đã nói cách viết là do nhà nước qui định do đó theo giọng bắc và đúng là "đường sá", còn viết hay đọc đường xá là không đúng.
Còn vấn đề chúng ta yêu thích lối viết hay nói nào thì là tuỳ ý
Như tôi không theo quy định của nhà nước tôi luôn luôn viết "lý luận", "vật lý", bác sỹ,...
riêng chữ đường xá hay đường sá thì nhà nước qui định như vậy.
Nhân đây xin hỏi các bạn ta nói hay viết "xung quanh" hay "chung quanh" cái nào đúng?
"xung quanh" đúng hơn và thông dụng hơn còn "chung quanh" thì thường chỉ gặp trong văn nói
Bạn nói đúng, xung quanh và chung quanh đồng nghĩa. Xài từ nào thì do thói quen hay do ở địa phương đó.
Hai tiếng đúng như nhau (đều được công nhận) chứ thông dụng hơn lại là chuyện khác.
Thí dụ sách vở hay người ta hay nói "diện tích xung quanh của một hình khối chữ nhật". ít khi nói diện tích chung quanh vì do khi học thầy giảng theo sách giáo khoa nên quen theo đó.
Nhưng có người nói "xung quanh nhà tôi..." có người nói "chung quanh nhà tôi..."
Thật ra trong vụ này như tôi nói "quyền lực quyết định cách viết chuẩn" như "đường sá" là một ví dụ chứ thật ra trước 1975 khi miền Nam còn tách riêng thì người ta viết và đọc là đường xá cả. Cái này cũng có phần có lý vì trên đường chắc hẳn phải có nhà (thường thường là như vậy, trừ đường rừng) dù là đường thành phố hay thôn quê. Do đó đường đi đôi với xá (nhà) cũng là hợp lý. Nhưng một lần nữa quyền lực nhà nước lại quyết định cách viết thống nhất nên ngay cả người Việt cũng bị khó khăn khi phải chứng minh cách nào đúng.
Giọng bắc Hà Nội chuẩn (không phải cách giọng bắc khác) được làm giọng chính thức từ đó mà viết hay đọc.
Tuy nhiên, cũng có đôi chỗ khập khiểng trong quy định của nhà nước VN hiện nay.
Tôi cũng lấy làm lạ là "chia xẻ" thì nghe có vẻ hình tượng và có lý hơn là "chia sẻ" thế nhưng giọng bắc Hà nội một lần nữa chứng tỏ ưu thế khi được công nhận là "chia sẻ " thì đúng mà "chia xẻ" thì sai. Các bạn có thể gặp điều này trong các tự điển tiếng việt hiện nay.
[ĐỂ ý là các âm x đều bị đổi thành s (xử dụng = sử dụng, đường xá = đường sá, chia xẻ = chia sẻ)]
Last edited by english-learner; 05-10-2009 at 09:19 PM.
về từ chia xẻ thì mặc dù hay đọc và ghi là chia sẻ nhưng có thể thấy chia xẻ là hợp lý hơn