Anh nghĩ đúng. Đối với nguyên tắc hút nước thì muối và đường đều có tác dụng giống nhau nếu cùng nồng độ. Đây là lý do mà những thức ăn Việt Nam ướp muối (như cá khô) hay ướp đường (cái loại mứt) giữ được lâu không cần tủ lạnh. Khi mấy con vi trùng (bacteria in the air or from your hand) bám vào những thức này để đớp (làm cho thức ăn bị hư, spoil) thì nó sẽ bị hút nước chết khô ngay tại chỗ. Coi như là natural preservative.
ko ai doc H2O la H two O ca ban oi, thong thuong cach doc nhu the nay,
Vi du: H2O : dihydrogen oxide
SO2: sulfur dioxide
CO2: carbon dioxide
SO3: sulfur trioxide
Bạn nói thông thường là ở đâu, bên VN hay bên Mỹ? Nếu bên Mỹ thì là học sinh hay những nhà nghiên cứu? Làm việc lâu quá mà mỗi ngày phải đọc dài như vậy thì ngán chết! Như H2O thì nói là water hay H two O cho nó gọn, chứ đọc là dihydrogen oxide thì lâu quá chưa nghe ai nói như vậy, trừ khi định muốn diễu chuyện gì.
Theo như bạn thì H2SO4 nên đọc thế nào? Là dihydrogen sulfur tetraoxide hay dihydrogen sulfate hay sulfuric acid? Dĩ nhiên bạn đã không thích H two S O four!
Tôi đồng ý với Sang56. Các học sinh Trung Học ở Mỹ khi học môn hóa học cũng đã được hướng dẫn chỉ đọc gọn là "H two O" (H2O); "CO two" . Trên lý thuyết thì họ biết đó là gồm chất Hydrogen và Oxygen nhưng khi phân tích hoặc quân bình các phương trình hóa học không ai đọc nguyên những cái tên dài như vậy.
Đúng vậy. Nhưng A. lạc đề rồi. Người ta đang hỏi về Sac-lơ đệ nhất (Charles I) mà đâu phải Henri. Mỹ đâu có truyền thống hoàng tộc vua chúa. Nếu nói đến các vị vua của Âu Châu thì chừng nào mới nói cho hết. Tại sao bao nhiêu vị vua nổi tiếng của Anh quốc anh lại đem ông Henry VIII làm ví dụ vậy. Có phải ngưỡng mộ người ta nhiều vợ không?