Warning: preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead in ..../includes/class_bootstrap.php(430) : eval()'d code on line 456
Tại sao lại là Việt Nam. - Page 3
Page 3 of 6 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 53

Thread: Tại sao lại là Việt Nam.

  1. #21

    Default

    Chữ nam trong từ Việt nam mà Càn long ban cho Gia Long là phương Nam cái này mấy sử gia cũng xác định theo văn bản lưu ở triều đình nhà Nguyễn, không có gì khó mà không biết. Tại văn khố quốc gia cũng lưu trữ, ai biết chữ hán đọc là biết.
    Tại sao phải là nam? Đây là vấn đề. Cũng như người Á rập không ưa nói họ là ở vùng Trung Đông vì sao? Trung đông là đứng về vị trí địa lý của Tây phương mà xem xét chứ họ phải đúng là ở về phía Tây của đông phương Tức là ở về phía tây của các nước đông Á như VN. Hay cực tây của Đông Phương. Đây là sự áp đặt của các nước lớn lên nước nhỏ Nếu ta thay từ biển Nam Hải thành biển đông được thì cũng có thể thay từ nam trong Việt nam được.
    Việc đổi tên không có gì khó chỉ cần quốc hội họp và thông qua. Nhiều nước người ta làm rất nhanh sau một cuộc họp quốc hội.
    Cũng như biển Nhật BẢn thì Hàn quốc họ không chịu gọi là biển Nhật Bản. Họ thấy vô lý vì vùng biển này còn có Hàn quốc

    Chẳng phải bức xúc gì như paddy nói nhưng chỉ thấy làm lạ sao sự vô lý này không ai sửa chữa.
    Last edited by english-learner; 05-15-2008 at 08:50 PM.

  2. #22
    fanxoan
    Guest

    Default

    Quote Originally Posted by fanxoan View Post
    Mong bạn nói rõ thêm 1 tí, vì theo tôi được biết cái nước Việt của Tây Thi mà bạn nói chỉ là trùng tên với nước ta thôi, hoàn toàn không có liên hệ gì về mặc chủng tộc! Về cơ bản, họ vẫn là người Trung Quốc.
    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Tớ có đọc một cuốn sách lâu lắm rồi nên không nhớ rõ tên sách hoặc tác giả (in trước 1975). Ông này đưa ra giả thuyết là VN là từ nước Việt của vua Câu Tiễn, người mà nếm cứt của vua nước khác. Cuối cùng nhờ Tây Thi mà diệt được nước kia. Có thể bác EL đọc từ cuốn này.
    Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì tổ tiên Câu Tiễn được phong ở đất Cối Kê (nay thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc) thì sao lại trở thành tổ tiên của nước Việt Nam cho được?


    Quote Originally Posted by Paddy View Post
    Trước giờ tôi chỉ thấy một cuốn sách không nhận Triệu Đà là vua nước Việt. Còn những cuốn khác (trước 1975) thì lại nói ngược lại. Để tớ đi kiếm lại cuốn sách này trong thư viện.
    Việc công nhận Triệu Đà là vua nước Việt chắc là do các cụ nhà ta "tự hào dân tộc" (vì Triệu Đà đã thực sự tạo ra được nền độc lập lâu dài trước Trung Quốc ở phương Bắc). Nhưng liệu có "tự hào" được không khi Triệu Đà cũng chỉ là một tên tướng Trung Quốc đêm quân xâm lược nước Việt rồi tự lập làm vua?

  3. #23

    Default

    Quote Originally Posted by fanxoan View Post
    Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì tổ tiên Câu Tiễn được phong ở đất Cối Kê (nay thuộc tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc) thì sao lại trở thành tổ tiên của nước Việt Nam cho được?



    Việc công nhận Triệu Đà là vua nước Việt chắc là do các cụ nhà ta "tự hào dân tộc" (vì Triệu Đà đã thực sự tạo ra được nền độc lập lâu dài trước Trung Quốc ở phương Bắc). Nhưng liệu có "tự hào" được không khi Triệu Đà cũng chỉ là một tên tướng Trung Quốc đêm quân xâm lược nước Việt rồi tự lập làm vua?
    Trong topic này có ai nói nước Việt của Câu Tiễn là nước Việt của Việt nam ngày nay??? Bạn nên đọc kỹ lại các góp ý ở trước. Theo sử sách trước 1975 ở miền Nam do bộ giáo dục VNCH biên soạn (và ở miền bắc cũng vậy) thì nước Việt bắt nguồn từ Quãng Đông Trung Quốc, nhưng thời TAm Đại (Hạ Thương Chu) thì có đến vài nước Việt mà nước Việt của Câu Tiễn chỉ là một trong số đó. Còn theo sử thì Triệu Đà là viên tướng không thần phục vua Tàu nên lập nước Nam Việt Tuy nhiên ông Lê Mạnh Thích mới đây lại hô hoán lên một thuyết khác (nhưng chưa có ai kiểm chứng công nhận) là Triệu Đà làm vua một nước ở phương nam Trung Quốc, hoàn toàn không có dính dáng gì đến VN cả. Chuyện nguồn gốc của Việt nam tôi không bàn tới đây vì chúng ta không có ai là chuyên gia sử cả vậy thì nói hoài không ai rõ ai đúng ai sai.
    Tôi chỉ nhấn mạnh là chữ Nam trong từ Việt nam là có nghĩa là phương nam của Trung Quốc thế thôi. Các bạn nói càng lúc càng đi xa vấn đề này.
    Ý tôi là muốn trở vào vấn đề: Tại sao chúng ta lại là phương nam. Trong khi trên bản đồ thế giới chúng ta ở bắc bán cầu trên đường xích đạo.

  4. #24
    Senior Member
    Join Date
    Jul 2007
    Location
    California
    Posts
    1,985

    Default

    "Ý tôi là muốn trở vào vấn đề: Tại sao chúng ta lại là phương nam. Trong khi trên bản đồ thế giới chúng ta ở bắc bán cầu trên đường xích đạo."

    Tôi vẫn theo dõi kỹ ý tưởng của bạn, nhưng ở điểm này tôi thực sưj " lost!"

    "Việt Nam"
    Nếu giải thích là nược Việt ở phia Nam của Trung Quốc, phía Đông của Campuchia, phía Tấy của Thái Bình Dương, phía Dông Nam của Lào....Chẳng qua là vị trí của 01 điểm đối với 01 điểm trên bản đồ mà thôi thì cũng hữu lý.

    Nêu giải thích là 01 cai tên thôi, không có nghĩa gì cả, không có ngụ ý thì cũng được thôi!

    -Vua Gia Longtên vua đâu có nghĩa là gia là nhà Long là rồng?
    -Minh Mạng, Bảo Đại, Cao Kỳ...meaningless!
    -Korea, France, Australia, Poland, Laos, Cambodia, Thailand, Vietnam...là những danh từ riêng, không có nghĩa gì cả.

    Nếu điểm đứng của bạn ở phía Nam của một điểm thì dù bạn ở Nam bán cầu hay Bắc bán cầu thì bạn vẫn là phía Nam của điểm đó.

    Phía Nam không có nghĩa là phía dưới, không có nghĩa là thấp hèn...USA ở phía Nam của Canada va Russia đâu có nghĩa là USA đội 02 anh cường quốc đó trên đầu đâu?!

    Vậy Nam và "không Nam" khác nhau thế nào?

  5. #25
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by english-learner View Post
    Chữ nam trong từ Việt nam mà Càn long ban cho Gia Long là phương Nam cái này mấy sử gia cũng xác định theo văn bản lưu ở triều đình nhà Nguyễn, không có gì khó mà không biết. Tại văn khố quốc gia cũng lưu trữ, ai biết chữ hán đọc là biết.
    Tại sao phải là nam? Đây là vấn đề. Cũng như người Á rập không ưa nói họ là ở vùng Trung Đông vì sao? Trung đông là đứng về vị trí địa lý của Tây phương mà xem xét chứ họ phải đúng là ở về phía Tây của đông phương Tức là ở về phía tây của các nước đông Á như VN. Hay cực tây của Đông Phương. Đây là sự áp đặt của các nước lớn lên nước nhỏ Nếu ta thay từ biển Nam Hải thành biển đông được thì cũng có thể thay từ nam trong Việt nam được.
    Việc đổi tên không có gì khó chỉ cần quốc hội họp và thông qua. Nhiều nước người ta làm rất nhanh sau một cuộc họp quốc hội.
    Cũng như biển Nhật BẢn thì Hàn quốc họ không chịu gọi là biển Nhật Bản. Họ thấy vô lý vì vùng biển này còn có Hàn quốc

    Chẳng phải bức xúc gì như paddy nói nhưng chỉ thấy làm lạ sao sự vô lý này không ai sửa chữa.
    Nó không khó nhưng phiền toái và phức tạp lắm, bác không thấy trước sao? Tôi hỏi bác đổi tên nước rồi có cần đổi lại tiền Việt đang hiện hành không? đây chỉ là 1 vấn đề kéo theo thôi ấy.
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  6. #26
    Senior Member Quang's Avatar
    Join Date
    Dec 2007
    Location
    Hà Nội
    Posts
    361

    Default

    Câu chuyện phương hướng quả là tương đối. Giống như ngày xưa Christopher Columbus đi tìm đường sang Ấn Độ vậy.
    Các nước Việt (bao gồm Âu Việt và Mân Việt) của Trung Quốc xưa có từ thời Tây Chu. Khi Lã Vọng Phong thần và vua Vũ phong hầu cho các chiến hữu sau việc dẹp Trụ vương, các vùng đất này còn rất hoang sơ. Khi nói đến vùng này, Chu Vũ vương nói :"Các vùng vượt quá về phía nam (việt: vượt qua, đi quá, như "việt vị" - đi quá vị trí cần thiết...) còn sơ khai, chất phác (man) nên tạm thời chưa phong. Từ đó mới có hai từ "Nam Việt" và "man" (chỉ những gì lạc hậu phía nam, như kiểu "di", "rợ"...). Ngoài ra, các dữ liệu về địa lý đều chứng minh sông Hồng "đỏ nặng phù sa" đem rất nhiều đất ra lấp biển nên bắc Việt ngày nay hồi xưa còn chưa có (may ra có vài miếng bé nay là núi ở Hòa Bình và người Mường sinh sống) và đến Thanh Hóa chỉ có mỗi đảo Nga Sơn (chuyện An Tiêm đi đày).
    Lúc đó các "trung tâm thế giới" chỉ có 3 nơi: Vùng Trung Đông với Ba Tư, Iraq, Lưỡng Hà, Ai cập - Đế chế có nguồn gốc La Mã ở Châu Âu và văn minh sông Hoàng Hà (là 3 nơi có chữ viết và kiến thức được bảo tồn và thừa kế). Do đó, đa số văn bản trên thế giới đều có nguồn gốc ở những nơi này và dĩ nhiên phải diễn tả quan điểm của họ. C. Columbus ở Tây Ban Nha thì phải sang phía Đông đến Ấn Độ là hợp lý, nhưng rủi ông ta sinh ở Bắc Kinh thì dĩ nhiên là phải về phía Tây thôi. Phía Nam nước mình mà lại có một đế chế hùng mạnh nào đó thì tất nhiên trong văn bản của họ ta sẽ thành một thứ "mọi phương Bắc" nào đó...

  7. #27

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Câu chuyện phương hướng quả là tương đối. Giống như ngày xưa Christopher Columbus đi tìm đường sang Ấn Độ vậy.
    Các nước Việt (bao gồm Âu Việt và Mân Việt) của Trung Quốc xưa có từ thời Tây Chu. Khi Lã Vọng Phong thần và vua Vũ phong hầu cho các chiến hữu sau việc dẹp Trụ vương, các vùng đất này còn rất hoang sơ. Khi nói đến vùng này, Chu Vũ vương nói :"Các vùng vượt quá về phía nam (việt: vượt qua, đi quá, như "việt vị" - đi quá vị trí cần thiết...) còn sơ khai, chất phác (man) nên tạm thời chưa phong). Từ đó mới có hai từ "Nam Việt" và "man" (chỉ những gì lạc hậu phía nam, như kiểu "di", "rợ"...). Ngoài ra, các dữ liệu về địa lý đều chứng minh sông Hồng "đỏ nặng phù sa" đem rất nhiều đất ra lấp biển nên bắc Việt ngày nay hồi xưa còn chưa có (may ra có vài miếng bé nay là núi ở Hòa Bình và người Mường sinh sống) và đến Thanh Hóa chỉ có mỗi đảo Nga Sơn (chuyện An Tiêm đi đày).
    Lúc đó các "trung tâm thế giới" chỉ có 3 nơi: Vùng Trung Đông với Ba Tư, Iraq, Lưỡng Hà, Ai cập - Đế chế có nguồn gốc La Mã ở Châu Âu và văn minh sông Hoàng Hà (là 3 nơi có chữ viết và kiến thức được bảo tồn và thừa kế). Do đó, đa số văn bản trên thế giới đều có nguồn gốc ở những nơi này và dĩ nhiên phải diễn ta quan điểm của họ. C. Columbus ở Tây Ban Nha thì phải sang phía Đông đến Ấn Độ là hợp lý, nhưng rủi ông ta sinh ở Bắc Kinh thì dĩ nhiên là phải về phía Tây thôi. Phía Nam nước mình mà lại có một đế chế hùng mạnh nào đó thì tất nhieenm trong văn bản của họ ta sẽ thành một thứ "mọi phương Bắc" nào đó...
    Ý của bạn Quang nghe có lý, nếu lỡ ở phương nam có cường quốc với tư tưởng cho mình là trung tâm như TQ thì chắc là khi đó Việt Nam họ gọi là Việt BẮc quá. Nhưng nói gì thì nói chữ Nam trong từ Việt Nam có nghĩa là phương nam. Dù so với Úc hay Singapore thì VN ở về phía bắc và biển Đông của VN nếu nói kiểu "chịu chấp nhận" hoàn cảnh nhược tiểu thì mắc mớ gì đổi lại là biển Đông cho lôi thôi không theo tên quốc tế là biển Nam Hải (Southern China sea). Thế nhưng báo chí và nhà nước VN nói rằng ta đổi tên gọi là biển Đông vì nó ở phía đông VN cũng để tỏ quyền "tự quyết" của mình!

  8. #28
    Senior Member LtDra's Avatar
    Join Date
    Oct 2007
    Posts
    1,938

    Default

    Quote Originally Posted by Quang View Post
    Câu chuyện phương hướng quả là tương đối. Giống như ngày xưa Christopher Columbus đi tìm đường sang Ấn Độ vậy.
    Các nước Việt (bao gồm Âu Việt và Mân Việt) của Trung Quốc xưa có từ thời Tây Chu. Khi Lã Vọng Phong thần và vua Vũ phong hầu cho các chiến hữu sau việc dẹp Trụ vương, các vùng đất này còn rất hoang sơ. Khi nói đến vùng này, Chu Vũ vương nói :"Các vùng vượt quá về phía nam (việt: vượt qua, đi quá, như "việt vị" - đi quá vị trí cần thiết...) còn sơ khai, chất phác (man) nên tạm thời chưa phong). Từ đó mới có hai từ "Nam Việt" và "man" (chỉ những gì lạc hậu phía nam, như kiểu "di", "rợ"...). Ngoài ra, các dữ liệu về địa lý đều chứng minh sông Hồng "đỏ nặng phù sa" đem rất nhiều đất ra lấp biển nên bắc Việt ngày nay hồi xưa còn chưa có (may ra có vài miếng bé nay là núi ở Hòa Bình và người Mường sinh sống) và đến Thanh Hóa chỉ có mỗi đảo Nga Sơn (chuyện An Tiêm đi đày).
    Lúc đó các "trung tâm thế giới" chỉ có 3 nơi: Vùng Trung Đông với Ba Tư, Iraq, Lưỡng Hà, Ai cập - Đế chế có nguồn gốc La Mã ở Châu Âu và văn minh sông Hoàng Hà (là 3 nơi có chữ viết và kiến thức được bảo tồn và thừa kế). Do đó, đa số văn bản trên thế giới đều có nguồn gốc ở những nơi này và dĩ nhiên phải diễn tả quan điểm của họ. C. Columbus ở Tây Ban Nha thì phải sang phía Đông đến Ấn Độ là hợp lý, nhưng rủi ông ta sinh ở Bắc Kinh thì dĩ nhiên là phải về phía Tây thôi. Phía Nam nước mình mà lại có một đế chế hùng mạnh nào đó thì tất nhieenm trong văn bản của họ ta sẽ thành một thứ "mọi phương Bắc" nào đó...
    Hà ... Bác Quang quả là bậc sư phụ trong lĩnh vực này, nói ra thì hết thắc mắc liền. Bái phục
    Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
    Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất

  9. #29
    Junior Member
    Join Date
    Apr 2008
    Posts
    11

    Default

    Người tàu xưa gọi các dân tộc như Việt nam là bọn Nam man. Thế thì bác Quang cho tui hỏi dân Bách Việt cũng là nam man?

  10. #30
    fanxoan
    Guest

    Default

    Quote Originally Posted by smiling_man View Post
    Người tàu xưa gọi các dân tộc như Việt nam là bọn Nam man. Thế thì bác Quang cho tui hỏi dân Bách Việt cũng là nam man?
    Câu hỏi tối nghĩa quá! Ý bạn muốn khẳng định lại là người Tàu có coi mình là Nam Man thật không, hay là muốn hỏi mình có phải là "Nam Man" không?
    Thật ra tất cả đều chỉ là tương đối, phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi dân tộc. Nước Tàu tự hào mình là trung tâm của thế giới, coi các nước xung quanh đều là man di (Bắc Địch, Nam Man, Tây Nhung, Đông Di). Ngay cả người Tây phương cũng bị họ gọi là "hồng mao quỷ".
    Nếu theo cách nhìn của người Tàu thời xưa, thì quả thật dân Việt đúng là Nam Man. Còn nếu đứng ở lập trường dân tộc Việt, thì ai lại chịu mình là Nam Man chớ!

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •