Quote Originally Posted by sang56 View Post
Anh Quang giải thích dùm chữ “duyên” như trong duyên nợ, duyên kiếp, duyên số. Tôi muốn dịch chữ này sang tiếng Anh và có cảm tưởng nó nghĩa giống như “fate” nhưng không chắc lắm.

Và nghĩa của “Tống Biệt Hành”, tựa bài thơ của Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Xin mạo muội khai bút trước Mr.Quang
Chữ Duyên có nguồn gốc Phật học và là 1 Hán ngữ. Chữ Duyên có 1 ý nghĩa cực kỳ sâu rộng. Có thể nói đây là 1 phạm trù Phật học.
- Thứ nhất Duyên là căn nguyên, là nguồn gốc, là nguyên nhân phát sinh mọi hiện tượng trong vũ trụ (Thập nhị Nhân duyên, 12 nguyên nhân của sự tuần hoàn trong vũ trụ). Duyên ở đây là duyên cớ.
Pháp Thập Nhị Nhân Duyên chỉ giải thích "sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó".
Thập Nhị Nhân Duyên [1] là một bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sanh-tử chớ không phải là một lý thuyết triết học về sự tiến hóa của vũ trụ. Giáo lý nầy chỉ đề cập đến vấn đề nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi, nguyên nhân của sự đau khổ, và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sanh thoát ra khỏi mọi đau khổ của đời sống, chớ không tìm giải thích những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.
Bởi vì có A nên B phát sanh, bởi vì có B nên C phát sanh. Khi nào không có A tất nhiên không có B. Khi nào không có B thì C cũng không có. Nói cách khác, cái nầy như vầy thì có cái kia; cái nầy không phải như vầy thì cái kia không có (imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam natthi hoti).

(Trích dẫn theo Thư viện Hoa sen)
-Thứ 2, Duyên là những cài gì đã được định trước thuộc về siêu nhiên mà con người không thể thay đổi được. Ta thấy được chữ duyên với nghĩa này trong câu cổ ngữ "Hữu duyên thiên lý ăn tương hột, vô duyên đối diện thấy thương liền". Duyên ở đây là duyên phận.
-Ngoài 2 chữ Duyên thuộc Hán ngữ nói trên thì trong Tiếng Việt của chúng ta cũng có 1 chữ Duyên, đó là duyên dáng ( xinh xắn, dễ thương). Song có lẽ nó cũng là 1 biến thể của từ Duyên thuộc Hán ngữ. ( phiên bản 1000.1 của chữ Duyên )


Còn ngữ "Tống Biệt Hành", theo suy nghĩ thiển cận của tôi thì nó chỉ có nghĩa là Tiễn biệt mà thôi. "Tống" là tiễn đưa; "Biệt" là ly biệt, chia tay, xa cách; chữ Hành có nhiều nghĩa nhưng ở đây nó có nghĩa là đi, ra đi. Vậy "Tống Biệt Hành" là đưa tiễn người đi xa.