
Originally Posted by
The Interpreter
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom-khom dưới núi, tiều vài chú.
Lác-đát bên sông, rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc-quốc.
Thương nhà, mỏi miệng cái gia-gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Bà Huyện Thanh-Quan
Luật của thơ Đường quả thật là khó. Lần đầu khi tôi đọc lời bàn về thơ Đường của một giáo-sư đại-học thì lần đầu tôi cảm mê thơ Đường. Những luật sau đây:
1. Chữ thứ 2, 4, và 6 của mỗi câu phải theo vần:
TBT
BTB
BTB
TBT
hoặc
BTB
TBT
TBT
BTB
2. Chữ cuối của câu 1, 2, 4 phải vần nhau
Nếu câu thứ nhất là vần trắc thì không cần vần, ví dụ:
Năm đã qua rồi trong lớp học
Tôi ngồi nghe Uyển đọc bài thi
Hai ta hồi ấy tình thơ dại,
Chả biết yêu nhau phải những gì...
Nguyễn Bính

Originally Posted by
The Interpreter
3. Câu 1 và 2 phải đối với nhau
4. Câu 3 vá 4 phải đối với nhau
Còn luật nữa nhưng tôi không nhớ. Không biết có ai bổ sung thêm.
Trong bài thơ 8 câu (thất ngôn bát cú) thì mới cần. Trong bài đó, 2 câu đầu là 2 câu Đề đưa người đọc vào tứ thơ của mình. Câu 3-4 gọi là ThựcLuận và 5-6 là câu tán rộng cái ý thơ ra. 2 cặp này nhất thiết phải biền ngẫu (đối). 2 câu cuối là câu kết thì làm bình thường. Trong bài tứ tuyệt thì no hẹp hơn, 4 câu làm4 chức năng nên có vẻ dễ hơn (nhưng thực ra khó hơn).