Quote Originally Posted by english-learner View Post
Theo tích xưa thì khi thống nhất đất nước Gia Long bèn lên ngôi hoàng đế và sai sứ sang Tàu xin phong vương và đặt tên nước. Càn Long bèn ban cho cái tên Việt Nam.
Cái tên này rõ ràng của vua Tàu ban cho chứ không phải của người Việt. Tại sao mấy trăm năm rồi mà không có ông lãnh tụ chóp bu nào đứng ra bàn chuyện đổi tên cả?
Cái tên này cho thấy sự nô lệ của VN vào nước Tàu mãi mãi ngàn năm!!!

Trung Hoa tự cho mình như là bông hoa năm chính giữa các nước khác nằm xúng quanh, nên mới có tên là Trung Hoa. Tại sao nước Việt lại phải là nam chứ không thể khác? Ta ở phía nam TQ nhưng đâu ở phía nam các nước khác.
Cũng như biển Đông ta gọi nó là biển đông thay cho cái tên biển Nam Hải của TQ đặt ra, thế nhưng tại sao không thay luôn cái tên nô lệ Việt nam???
Lịch sử nước ta có nhiều tên hay như Đại nam, Đại cồ Việt, Đại Việt, Vạn Xuân...

Cái này ai rành giải thích cho tôi với, nhất là bạn Quang ở đây.

Cám ơn trước.
Hồi xưa đi học(cấp2), cũng thắc mắc sao lại đặt tên nước là Việt Nam, thắc mắc thôi,( chứ không phải là tự ti dân tộc, cứ nghe so sánh Việt Nam với TQ làm gì cho mệt),thầy giáo giải thích là tên này có từ lâu rồi, và có nghĩa là "nước Nam của người Việt", chứ cũng không hẳn là đến thời vua Gia Long mới có.Cón việc đổi tên nước thì không nghĩ đến, không biết đổi làm gì nhỉ, cảm tính quá.Nhân tiện trích trên wiki

"Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi "Việt Nam" có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam)."