Các bác ơi có ai biết gì về chuyến hành quân thần tốc bí ẩn của Nguyễn Huệ từ Trung ra Bắc hem ?
Các bác ơi có ai biết gì về chuyến hành quân thần tốc bí ẩn của Nguyễn Huệ từ Trung ra Bắc hem ?
Last edited by dethuong_x0x; 12-15-2007 at 12:50 AM.
Có 3 lần Nguyễn Huệ hành quân ra bắc đều thần tốc, ý cô nương muốn hỏi lần nào?
Hờ hờ !!! bác Quang hiểu biết lịch sử quá Thế mà tớ cứ tuởng có 1 lần . Lỡ rồi thui bác giúp em trả lời cả 3 cho trọn .
Thank you !!!
Lão phu lười typing lắm, nhất là cái này có đầy trong sách công khai, nhất là trước 1975 Hoa Bằng có cuốn "Quang Trung - Nguyễn Huệ" rất đầy đủ. Phải chịu khó mà đọc thôi (mặc dù cái này với đa số bạn trẻ là khó khăn).
Lão phu chỉ nói sơ qua để cô nương có hướng đọc cho nhanh:
- Lần ra Bắc thứ nhất năm 1786 (lúc đó ông mời 33 tuổi) dưới danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", dẹp chúa Trịnh, lấy Lê Ngọc Hân rồi lui về Thuận Hóa (nay là Phan Rang - Phan Thiết).
- Lần bắc chinh thứ hai năm 1787 ra bắc trừng trị Nguyễn Hữu Chỉnh, lần này ông chỉ ra tới Nghệ An. Tướng của ông - Vũ Văn Nhậm mới ra đến Thăng Long.
- Lần thứ ba thì nhiều người biết, mọi người thông cảm cho tính lười typing của lão phu. Nhưng có thêm chi tiết là sau đó vua Quang Trung viết thư sai sứ sang trung Quốc xin lỗi Càn Long, rồi được ông vua kia cho một cái áo (có truyền thuyết là cái áo bị tẩm độc hay yểm bùa gì đó).
Mong đại xá cho cái chữ lười của bọn sĩ phu Bắc Hà.
Lão phu sẽ tìm gấp cái cuốn kia ("Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn"), nhưng mà các cứ liệu chắc khó tin. Hồi đó các văn bản ít lắm, chưa kể cái ông võ quan này lại có thể làm một bài thơ hay đến thế trong khi chưa từng làm bài nào.
Chuyện "đòi lại" Lưỡng Quảng là chủ ý của Quang Trung sau khi đề đốc của nó (Tôn Sĩ Nghị) vừa bại trận, chứ Càn Long không cho đâu, mặc dù Trung QUốc là quốc gia có truyền thống "xâm lược" theo kiểu không dùng binh đao như vậy.
Lần thứ nhất là nhà Nguyên. Quân Mông Cổ từng "mang lửa sa mạc đi đốt tuyết châu Âu" nhưng sau khi chiếm được trung Quốc thì lập tức thay đổi thể chế Chính trị cho giống với TQ, đổi cả chữ viết, sách vở...
Lần thứ hai là nhà Thanh, cũng y chang như vậy mặc dù thời gian đầu rất dữ dội. Họ còn giúp TQ sưu tầm bao nhiêu sách vở thất lạc, sửa lại chữ cho học nhanh hơn.
Đến bây giờ Mãn Châu là thuộc TQ 100%, còn phần Mông Cổ còn lại là một nước mức độ phát triển phải nói là không có gì đáng kể.
Uoc gi gioi thuong nuoc Viet ta. Cho giang the vai Duc thanh Tran, vai Quang Trung hoang de nua cho doi nay thi do kho qua.
*Nguyên bản tiếng Hán:
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
*Bản phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
*Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
*Dị bản khác:
*Phiên âm Hán - Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận thiên hành phá trúc dư Bản dịch thơ:
*Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong
Từ trước, bài thơ được cho là sáng tác của Lý Thường Kiệt trong lần chống quân xâm lược Tống tại sông Cầu năm 1077. Tuy nhiên mới đây, trong cuốn sách "Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn" do Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định bài thơ này ra đời từ thời Tiền Lê và cũng được sử dụng trong trận đánh chống quân Tống, nhưng là lần đầu vào năm 981.
Các tác giả cho rằng: Sử sách đều chép Lý Thường Kiệt sai người vào đền thờ anh em Trương Hống, Trương Hát (tướng của Triệu Việt Vương) ngâm bài thơ này nhưng không nói ông là tác giả. Như vậy, các tác giả kết luận: Lý Thường Kiệt chỉ là người vận dụng bài thơ này để đuổi quân Tống.
Bằng nhiều dẫn chứng, các tác giả khẳng định bài thơ được sáng tác thời Tiền Lê và cũng được Lê Hoàn vận dụng, trong đó bài thơ có một vài chữ sai khác với văn bản mọi người thường biết.
Muốn xem thêm chi tiết vào đây
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất