Số giầu đem đến dửng dưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giầu
Nghĩa chử LỌ là gì trong câu này
Số giầu đem đến dửng dưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giầu
Nghĩa chử LỌ là gì trong câu này
"Giàu" chứ hok phải giầu bạn ạ.
"Lọ" theo mình nghĩ thì nó là từ đọc chệch đi của từ "lạ".
vì ở một số tỉnh miền trung người ta đọc chệch chữ "a" thành "o" bạn ạ. Vậy câu đúng là : "số giàu đem đến dửng dưng,lạ là con mắt tráo trưng mới giàu"
Khác biệt là lợi thế. Tự tin là sức mạnh. Mơ ước là thành công.
Theo tớ chữ "Lọ" ở đây có nghĩa là "không" "chẳng". Coi đoạn thơ của cụ Tú Xương bên dưới .
Chúc Tết
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Tớ tạm dich đoạn thơ, các bác nghe xem có đúng không
Số giàu đem đến dửng dưng,
Không vì con mắt tráo trưng mới giàu
Last edited by LtDra; 05-25-2010 at 12:49 PM.
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Thêm 2 câu tục ngử này:
Truyện Kiều:
Hai bên ý hợp, tâm đầu,
Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân!
Ca dao:
Khôn thì tâm tính tại lòng,
Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn.
theo mình thì "lọ là" tương đương với từ "lẽ nào", nhưng ko rõ nguồn gốc, xuất xứ từ này
cũng có ý kiến cho rằng "lọ là" = "không cần"
http://www.free-dictionary-translati...20l%C3%A0.html
Bạn tôi trả lời như vậy:Lọ là động từ, nghĩa là cần gì, chẳng việc gì!
1 dt. Đồ đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh..., đáy thường rộng hơn miệng: lọ mực lọ nước hoa lọ hoa đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành (tng.).
2 đphg, Nh. Nhọ.
3 pht., vchg 1. Huống chi, nữa là: mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang (Nhị độ mai) Khôn ngoan tâm tính tại lòng, Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn (cd.). 2. Cần gì, chẳng cần gì: Văn hay lọ phải viết nhiều.
mình nghĩ trong câu các bạn đưa ra thì "lọ" là nghĩa số 3.
Last edited by Baristan; 05-26-2010 at 11:27 AM.
Khác biệt là lợi thế. Tự tin là sức mạnh. Mơ ước là thành công.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có câu :
"Xưa nay nhân giả là vô địch
Lọ phải khư khư thích chiến tranh"
Hình như có một thread nói về chữ này rồi...