Các bạn có gì thắc mắc về những từ có nguồn gốc từ xưa xin viết vào đây nhé!
Các bạn có gì thắc mắc về những từ có nguồn gốc từ xưa xin viết vào đây nhé!
Last edited by Quang; 12-09-2007 at 01:31 PM.
Tôi thường nghe câu nói "giấc mơ thành Tulon" và cũng hiểu ràng nó nói về sự thăng tiến nhanh trong sự nghiệp của con người nhưng lại không biết vì sao người ta lại dùng thành ngữ này. Hôm nay xem 1 gameshow lịch sử của VTV2 thì mới biết được căn nguyên của nó nên muốn share cho mọi người.
Câu nói này lấy điển tích từ Nã Bố Luân khi ông này đánh thành Tulon. Nã Bố Luân là người chỉ huy đánh trận này. Sau khi giành thắng lợi ông được thăng cấp từ 1 Thượng uý pháo binh lên thẳng hàng Tướng. Đúng là 1 giấc mơ vì thế sau này người ta dùng điển cố này để chỉ sự thăng tiến quá nhanh trong sự nghiệp. Thật là thú vị!
I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
my Y!M: chau_truong_sinh
Làm ơn cho em hỏi câu :" nghèo rớt mùng tơi " ở đâu mà ra vậy ?
I don't like English, I hate foreign language My English is very "banana" But I must use it So i want to learn English and I can teach Vietnamese for who need it
my Y!M: chau_truong_sinh
dethuong_x0x , tớ không giỏi về giãi nghĩa, nhưng đoán mò thì ok tàm tạm , cho nên nói ra cho bà con "loạn xị" chơi. Tớ thấy cái trái mùng (hay mồng tơi?) tơi khi nó chín (chúng chín rất mau , chi cân 1 đêm tới sáng là chín đen thui hết) rồi thì chỉ cần 1 sự lay động nhỏ thì chúng sẽ tự rơi hết xuống đất. Có lẽ đó là ý nghĩa muốn nói nghèo đến không còn khả năng tự giữ mình nữa.
Last edited by LtDra; 12-09-2007 at 02:59 AM.
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Hi everyone. I'm a new mem.
Cái này hay đó. Nhưng câu này như tôi từng đọc trong một quyển sách (không nhớ là gì), thì "mồng tơi" không có liên hệ gì với cây mồng tơi (hay mùng tơi) - tên một loại cây rau phổ biến ở VN. Chữ "tơi" ở đây chính là chỉ chiếc "áo tơi", khá phổ biến trong đời sống nhân dân ta trước đây. Công dụng của chiếc áo này giống như chiếc áo mưa ngày nay, đôi khi nó cũng được dùng để mặc trong những ngày rét muớt. Có một câu ca dao tôi từng được nghe:
"Trời mưa thì mặc trời mưa
Chú Tư đi bừa đã có áo tơi"
Vậy còn chữ "mùng"? Theo cuốn sách tôi đã từng đọc ấy, "mùng" có nghĩa là cái nẹp, hay dải (sợi) dây để nẹp các cuống lá của loại lá cây dùng để bện nên cái áo tơi ấy. Chữ mùng này thì không phải là từ phổ biến lắm, mà nó chỉ được dùng trong vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Như vậy, "nghèo rớt mùng tơi" có nghĩa là nghèo đến nỗi cái áo tơi còn không được lành lặn nên bộ dạng con người trông cũng xộc xệch đáng thương.
Tất nhiên, đối với một số thành ngữ sẽ có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc cũng như ý nghĩa. Nhưng tóm lại câu này có giải thích về nguồn gốc như thế nào thì nghĩa của nó cũng vẫn vậy.
Giãi thích của bạn nghe cũng có căn cơ lắm, nhưng theo như lời giãi thích thì chữ "mùng" là chất để làm áo còn "tơi" là chữ trong chữ "tả tơi" hay nói nôm na là "cũ rách" như vậy suy ra là "áo mùng cũ rách" hay "áo mùng tơi" và cả 2 cách này đều phải có chữ "áo" làm danh từ, nếu không thì là "mùng cũ rách" hay là "mùng tơi" thôi thì ai mà hiểu là cái gì? Ltdra nghĩ vì tục ngữ xuất phát từ dân gian mà nhất là từ "dân đen" lao động nên thường thì rất gần gũi và dễ hiểu. Chẳng hạn như:
Ếch kêu uông uông, ao chuông đầy nước.
Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Chuồng chuồng bay thấp thì mưa,
bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
hay là.
Gió bấc hiu hiu, sêu kêu trời lạnh
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
........... gì gì nữa đó ..........
Nói chung ý lời của tục ngữ không có hàm ý sâu sắc buộc người ta phải có hiểu biết thâm sâu để hiểu. (phải hông ta!!?? )
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Đáng thương nhất của đời người là tự ti.
Tự đại + Tự ti = thất bại đáng thương nhất
Câu "nghèo rớt mùng tơi" chịu rồi, đây là một "tục ngữ" trăm phần trăm.
dethuong_x0x nói đúng lắm, nếu đã nói Nã Phá Luân thì phải nói là "đánh thành Đồ Long (hoặc Độ̣t Long, hoặc Tú Long)" chứ